© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Các dạng câu hỏi lý thuyết thường gặp trong đề thi THPT, cao đẳng và đại học môn Địa Lí

Thứ sáu - 23/09/2016 03:28
Các dạng câu hỏi lý thuyết thường gặp trong đề thi THPT, cao đẳng và đại học môn Địa Lí
Câu hỏi lý thuyết trong đề thi THPT, cao đẳng và đại học môn Địa Lí thường có 4 dạng: Dạng trình bày, dạng chứng minh, dạng so sánh và dạng giải thích.
I. Dạng trình bày
- Dạng trình bày là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết.

Đối với dạng câu hỏi này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

+ Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12. Với dạng câu hỏi trình bày này, nắm vững kiến thức cơ bản trong chừng mực nhất định có thể coi là đã thỏa mãn cả hai điều kiện nói trên.

+ Tái hiện, sẳp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này chủ yếu nhàm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc.

- Phân loại: Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như “trình bày”, “phân tích”, “nêu” hoặc “như thế nào”, “thế nào”, “gì?”.

Ví dụ:

1.    Hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
2,    Trình bày phương hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3.    Phân tích các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Hướng dẫn cách giải: Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc, cần được thực hiện theo các bước sau đây:

+ Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, có trường hợp câu hỏi thuộc dạng so sánh lại rất giống (về hình thức) với dạng trình bày. Ví dụ; “Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác biệt (hay sự giống nhau) giữa 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu ở nước ta”, về mặt hình thức, câu hỏi này hoàn toàn giống như câu hỏi thuộc dạng trình bày, nhưng rõ ràng cách giải lại phải theo dạng so sánh, bởi vì yêu cầu của câu hỏi là phải tìm ra sự khác nhau (hay giống nhau) giữa 3 vùng.

Như vậy, việc nhận dạng câu hỏi trình bày dù dễ cũng không nên chủ quan, cần đọc kĩ câu hỏi để tránh những sai sót không đáng có.

+ Bước tiếp theo là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Đối với bước này, có thể nảy sinh 2 trường hợp.

• Trường hợp thứ nhất, câu hỏi chỉ yêu cầu sử dụng kiến thức cơ bản thuần tuý dưới góc độ thuộc bài. Đây là trường hợp dễ nhất trong số tất cả các loại câu hỏi, nghĩa là chỉ cần thuộc bài là đủ, Có thể đơn cử một vài câu hỏi dưới đây:

1. Trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

2. Phân tích đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.

• Trường hợp thứ 2, ngoài yêu cầu về kiến thức cơ bản, câu hỏi còn đòi hỏi ít nhiều phải tổng hợp, lựa chọn kiến thức. Ví dụ:

1. Hãy nêu các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong sổ các giải pháp đó, giải pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao?

II. Dạng chứng minh

- Dạng câu hỏi chứng minh cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Để đạt được kết quả tốt, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Ngoài lượng kiến thức cơ bản còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó, nhất là về phương diện địa lí kinh tế - xã hội thì số liệu thống kê trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất.

+ Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứng minh. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm tránh sự sa đà, dàn trải và tập trung vào việc tìm ra đủ chứng cứ chứng minh.

+ Đưa ra các bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản và số liệu thống kê đã được chọn lọc. Chất lượng của bài thi trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có sức thuyết phục.

- Phân loại: Gần như với bất kì kiến thức cơ bản nào trong chương trình Địa lí 12 cũng đều có thể đặt câu hỏi dưới dạng chứng minh. Chính sự đa dạng đó làm cho việc phân loại các câu hỏi chứng minh trở lên khó khăn hơn. Nhằm giúp thí sinh phân biệt được các loại câu hỏi chứng minh, có thể chia chúng thành 2 loại:

+ Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng: Trong trường hợp này, hiện trạng nên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hiện tượng về tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam đang tồn tại như chúng ta đang thấy. Yêu cầu của câu hỏi là phải chứng minh thực trạng đó. Ví dụ:

1. Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân bố đa dạng.
2. Chứng mình rằng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhai cả nước.

+ Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng là loại câu hỏi tương đối dễ và cũng thường gặp trong các kì thi tuyển sinh. Loại câu hỏi này chỉ liên quan đến phần Địa lí kinh tế - xã    hội Việt Nam trong chương trình Địa lí lớp 12. Ví-dụ:

1. Chứng minh rằng nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển nền kinh tế với cơ cấu ngành tương đối đa dạng.

- Hướng dẫn cách giải:

+ Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng: Cách giải loại câu hỏi chứng minh nhìn chung là không theo một mẫu nhất định nào cả. Câu hỏi yêu cầu như thế nào thì phải đưa ra các bằng chứng tương ứng để chứng minh. Do không có mẫu nên chỉ có thể đưa ra quy trình. Quy trình giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng cần được thực hiện theo ba bước sau:

Bước thứ nhất: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. vấn đề cần chú ý là xem câu hỏi vêu cầu phải chứng minh cái gì: về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội, về ngành hay về vùng... Việc nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
Bước thứ hai: Hệ thống hoá kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Ở đây có 2 điểm cần chú ý gắn với kiến thức và số liệu.

• Về kiến thức, cần phải dựa vào yêu cầu cùa câu hỏi để chọn lọc các kiến thức thích hợp. Chẳng hạn, nếu chứng minh dân số trẻ cần chú ý hình dạng tháp dân số (nếu có hình vẽ), tương quan giữa các nhóm tuổi...

Còn yêu cầu chứng minh về lĩnh vực địa lí kinh tế (như chứng minh vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất) thì phải hệ thống hoá, lựa chọn kiến thức gắn với một số tiêu chí chủ yếu để làm bằng chứng.

• Về số liệu (nhất là đối với phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam) nên quan tâm đến số liệu gốc và số liệu bản lề. Khi cần chứng minh dân số nước ta đông, có thể đưa số liệu của các năm tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009) coi như là số liệu gốc. Còn muốn chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì có thể sử dụng số liệu tương ứng tại các thời điểm: 1975 - 1976 (đất nước thống nhất), 1985 (trước Đổi mới), 1986 (bắt đầu Đổi mới), từ sau 1990 (công cuộc Đổi mới phát huy tác dụng)...

Bước thứ ba: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu của câu hỏi. vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính thuyết phục cao.

Trong quá trình triển khai quy trình 3 bước này, cần lưu ý để tìm ra các bằng chứng thường không thể dựa vào một mẫu nào cả, mà đòi hỏi sự linh hoạt của thí sinh trên cơ sở phát hiện các mối liên hệ giữa yêu cầu của câu hòi với hệ thống kiến thức đã học. Về phương diện địa lí kinh tế - xã hội, các mối liên hệ đó có thể diễn ra theo thời gian, không gian và theo quy mô (độ lớn)...

+ Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Cách giải loại câu hỏi này có thể theo một mẫu nhất định. Các bước tiến hành với quy trình tương tự như loại câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các bằng chứng để chứng tỏ tiềm năng của một ngành hay một vùng được thể hiện thông qua:

• Vị trí địa lí.
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản).
• Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư - lao động, cơ sở hạ tầng, cơ .sở vật chất - kĩ thuật, thị trường; đường lối, chính sách...).
Đối với loại câu hỏi này, tiềm năng thường nghiêng về thế mạnh. Các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên và kinh tế - xã hội chính là các bằng chứng mà thí sinh cần phải đưa ra.

III. Dạng so sánh

- Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:

+ Cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh. Trong phạm vi chương trình Địa lí 12, các câu hỏi có thể yêu cầu so sánh hai (hay nhiều) vùng thuộc khu vực đồi núi (ví dụ: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) hoặc các miền địa lí tự nhiên cũng như hai (hay nhiều) vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội (như vùng chuyên canh, vùng kinh tế). Các câu hỏi có thể chỉ yêu cầu so sánh một khía cạnh nào đó của các vùng, ví dụ như địa hình đổi với các miền tự nhiên hoặc thế mạnh nguồn lực đối với các vùng chuyên canh... Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm để tiện cho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.

+ Biết cách khái quát kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.

- Phân loại: Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có giá trị thực dụng cao. Có thể phân tất cả các câu hỏi so sánh thành hai loại:

+ Loại câu hỏi so sánh hai (hay nhiều) chỉnh thể với nhau (gọi tắt là so sánh chỉnh thể).

Chỉnh thể ở đây có thể hiểu như là một đổi tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội) tương đối hoàn chỉnh như vùng hay miền địa lí tự nhiên, vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành kinh tế cũng như một nội dung trọn vẹn nào đó về địa lí dân cư. Với các chỉnh thể này, việc so sánh phải đa chiều, toàn diện.

Có thể đưa ra một số ví dụ sau:

1. So sánh Đồng bằng châu thổ sông Hồng với Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
2. So sánh ba vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bẳc Bộ.
3. So sánh hai ngành công nghiệp trọng điểm đang được phát triển mạnh ở nước ta hiện nay: công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Loại câu hỏi so sánh một bộ phận (hay một phần, một khía cạnh) của hai (hay nhiều) chỉnh thể (gọi tắt là so sánh bộ phận).
Loại câu hỏi này tương đổi phổ biến trong các đề thi tuyển sinh. Ví dụ:

1. So sánh đặc điểm địa hình của hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
2. So sánh thế mạnh để phát triển lương thực - thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
3. So sánh nguồn lực để phát triển cây công nghiệp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Hướng dẫn cách giải: Mặc dù các câu hỏi thuộc dạng so sánh được chia thành hai loại, nhưng cách giải đều có cùng một quy trình gồm có ba bước sau đây:

+ Bước thứ nhất: Tìm sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh, về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó là gì.

+ Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí để so sánh. Xác định tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài thi bởi vì trình bày sự giống và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý.

Muốn xác định chính xác các tiêu chí để so sánh, cần thiết phải biết hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học. Mặt khác, cũng cần chú ý đến loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp. Rõ ràng, đổi với dạng câu hỏi so sánh, việc xác định đuợc tiêu chí có tầm quan trọng đặc biệt.

+ Bước thứ ba: “Lấp đầy” các tiêu chí bằng kiến thức đã học. Sau khi định hướng trả lời và xác định được tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến thức cơ bản đã học để "Lấp đầy” các tiêu chí được lựa chọn. Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải so sánh lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó, tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khác nhau.

Một điểm cần chú ý là tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng và về cả số điểm giữa hai phần (giống nhau, khác nhau). Ở phần giống nhau, lượng kiến thức thường ít hơn, bởi vì đây là những điểm chung, tương đồng giữa các đối tượng phải so sánh. Vì thế, trong cơ cấu tổng điểm dành cho câu hỏi, phần này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (thường vào khoảng 1/3 tổng số điểm). Ngược lại, ở phần khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn (thường vào khoảng 2/3 tổng số điểm).

IV. Dạng giải thích

- Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội).
- Nếu lấy tiêu chí phân loại là cách giải thì có thể chia các câu hỏi giải thích thành hai loại:

+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định. Loại câu hỏi này liên quan chủ yếu đến phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Có hai mẫu là mẫu nguồn lực và mẫu khái niệm. Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ:

• Các câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:

1. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sổ một về lương thực, thực phẩm cùa nước ta?
2. Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc ở nước ta?

• Các câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm:

1. Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
2. Tại sao TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất của nước ta?

+ Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định. Đối với loại câu hỏi này, cần phải vận dụng kiến thức đã học, tìm mối liên hệ để phát hiện ra nguyên nhân, cần lưu ý rằng cách giải không theo một mẫu nào cả nên đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt trong tư dưy của thí sinh trên nền kiến thức đã có.

Có thể đưa ra một vài ví dụ minh họa:

1. Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
2. Tại sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay ở nước ta?
- Hướng đẫn cách giải:

+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực: Để trả lời, cần phải căn cứ vào nguồn lực để lí giải về hiện tượng địa lí - kinh tế xã hội mà câu hỏi đặt ra. Nguồn lực cũng có thể hiểu là điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) để phát triển, về lí thuyết, nguồn lực để phát ừiển kinh tế - xã hội bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây:

• Vị trí địa lí.
• Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật, khoáng sản,
• Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật; thị trường; đường lối, chính sách; các nguồn lực khác (vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ...)

Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận dụng mẫu này như thể nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi. Không phải bất cử câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy. Những thành phần nào của nguồn lực không liên quan đến câu hỏi thì không phải trình bày.

Một điểm cần lưu ý khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn), Tùy theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc không cần) nêu hạn chế (khó khăn), vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm, nhưng thừa lại mất thời gian và không có điểm cho phần thừa đó.

+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm: loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích về ngành công nghiệp trọng điểm. Lí do đưa ra để giải thích phải tìm trong khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm.

Về lí thuyết, ngành công nghiệp trọng điểm phải là ngành:

+ Có thế mạnh lâu dài (về tự nhiên, kinh tế - xã hội);
+ Đem lại hiệu quả cao (về kinh tế, xã hội, môi trường);
+ Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

Ba đặc điểm nêu trên chính là các lí do để trả lời khi câu hỏi yêu cầu phải giải thích tại sao một ngành công nghiệp nào đó lại là ngành trọng điểm. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành cần có sự linh hoạt khi khi dẫn ra các thế mạnh sao cho phù hợp với yêu cầu câu hỏi.

Về cơ cấu điểm của cả câu hỏi, lí do thứ nhất (có thế mạnh lâu dài) bao giờ cũng chiếm tỉ trọng lớn (có thể đạt 50 - 70% tổng số điểm dành cho toàn bộ câu hỏi). Phần còn lại thuộc về lí do thứ hai (đem lại hiệu quả cao) và thứ ba (tác động mạnh mẽ đến các ngành khác).

Khi phân tích thế mạnh lâu dài đối với một ngành công nghiệp nào đó, về cơ bản, có thể vận dụng loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực. Thế mạnh lâu dài thực chất là bộ phận quan trọng của nguồn lực (không đề cập đến phần hạn chế hay khó khăn).

Đối với các thế mạnh, cần phân tích cả thế mạnh tự nhiên và thế mạnh kinh tế - xã hội. Tùy theo từng ngành cụ thể mà câu hỏi đưa ra để có thể lựa chọn các thế mạnh sao cho phù hợp.

Về hai lí do tiếp theo nhìn chung ít nội dung và đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức đã có của thí sinh. Đối với lí do đem lại hiệu quả cao, ngoài hiệu quả về kinh tế (doanh thu, đóng góp nhà nước,..) cần phân tích cả hiệu quả về xã hội (việc làm, thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sổng lao động, dân cư...) và môi trường (không làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường...) trong chừng mực nhất định.

+ Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định: Loại câu hỏi này đôi khi vẫn gặp trong các đề thi tuyển sinh môn Địa lí. Do cách giải không có mẫu cố định nên không thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu. Ở đây chỉ xin gợi ý quy trình giải loại câu hỏi này, gồm ba bước sau đây:

• Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời.

• Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời.

• Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.

Để thực hiện ba bước nói trên cần nắm vững kỉến thức cơ bản, đồng thời lại phải có sự linh hoạt.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây