Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Bài giảng Công nghệ 12, bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC.

Bài giảng Công nghệ 12, bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC.
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được:
  1. Kiến thức:
    • Biết cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC.
    • Biết nguyên lý làm việc của tirixto và triac.
  1. Kỹ  năng: nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong sơ đồ mạch điện đơn giản.
  2. Thái độ: có ý thức tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn và IC.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng.
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy.
- Tranh vẽ phóng to các hình 4.1, 4.3, 4.4, 4.6 SGK.
- Vật mẫu:
      + Các loại điôt tiếp điểm, tiếp mặt.
      + Các loại tranzito PNP, NPN công suất nhỏ, công suất lớn.
      + Các loại tirixto, triac, diac, IC và quang điện tử.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
- Vỡ ghi, SGK.
 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Giới thiệu bài mới:
Tất cả các linh kiện bán dẫn và IC (vi mạch tổ hợp) đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N. Tuỳ theo cách tổ hợp của các tiếp giáp P – N sẽ tạo ra các linh kiện bán dẫn khác nhau. Ta sẽ có một số linh kiện bán dẫn thông dụng, đó là diôt bán dẫn, tranzito, tirixto, triac, diac, quang điện tử và IC.
  1. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của điôt bán dẫn
 
Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Điôt bán dẫn:
1. Cấu tạo:
Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa
2. Phân loại:
- điôt tiếp điểm chung dùng để tách sóng và trộn tần
- điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu
- điôt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp
3. Ký hiệu của  điôt:
(sgk)
 
b4a
 
 
4. Các thông số của điôt
- trị số điện trở thuần
- trị số điện trở ngược
- trị số điện áp đánh thủng
5. Công dụng của điôt:
- điôt dùng để chỉnh lưu
- dùng để khuếch đại tín hiệu
 
Em hãy cho biết cấu tạo của điôt?
Gọi lần lượt vài em lên nêu cấu tạo của điôt và giải thích đặc điểm của lớp tiếp giáp P-N
 
 
Em hãy cho biết các loại điôt?
Gv yêu cầu hs gọi tên từng loại
 
 
 
Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện các điôt được ký hiệu như thế nào?
Gv yêu cầu học sinh lên bảng tự vẽ ký hiệu loại điôt
  • điôt thường
  • điôt ổn áp
khi sử dụng điôt người ta thường quan tâm đến các thông số nào?
 
Em hãy cho biết công dụng của điôt?
Gọi hs lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của điôt
-Nhận xét và giải thích
Hs nêu cấu tạo của điôt theo hiểu biết của mình
 
 
 
 
 
Học sinh lên bảng gọi tên các loại điôt
 
 

 
Hs lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu gv
 
 
 
 
 
Hs lên bảng nêu thông số của điôt theo hiểu biết của mình
 
 
Hs lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của điôt
 
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo , ký hiệu, phân loại và ứng dụng của tranzito
 
Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
II. Tranzito:
1. Cấu tạo và phân loại tranzito
a. Cấu tạo:
tranzito gồm hai lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
b. Phân loại: (sgk)
- tranzito PNP
- tranzito NPN
2. Ký hiệu tranzito:Sgk
3. Các số liệu kỹ thuật của tranzito
- trị số điện trở thuận
- trị số điện trở ngược
- trị số điện áp đánh thủng
4. Công dụng của tranzito
- dùng để khuếch đại tín hiệu
- Dùng để tạo sóng
- dùng để tạo xung
 
Dùng tranh vẽ hoặc ảnh hcups một số tranzito để học sinh quan sát sau đó hỏi:
- em hãy cho biết cấu tạo của tranzito?
 
- em hãy cho biết các loại trazito?
Đưa tranh vẽ hình dạng một số loại trazito hình 4-2 sgk yêu cầu học sinh gọi tên từng loại
 
- em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tranzito được ký hiệu như thế nào
Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ ký hiệu
- em hãy cho biết công dụng của tranzito?
Gọi học sinh lên bảng nêu công dụng hoặc vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của trazito
-Nhận xét và lấy ví dụ làm rõ.
 
 
 
Học sinh trả lời theo yêu cầu
 
 
Học sinh trả lời theo yêu cầu
 
 
 
 
 
Học sinh trả lời theo yêu cầu
 
 
 
 
Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tranzito và nêu công dụng của trazito
 
Hoạt động 3: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu,ứng dụng và nguyên lý làm việc của tirixto
 
Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
III. Tirixto:
1. cấu tạo tirixto
Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
2. ký hiệu: hình 4-2 sgk
3. các số liệu kỹ thuật:
- định mức
-  định mức
-
4. công dụng:
- dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển:
5. nguyên lý làm việc:
- khi chưa có điện áp dương  tirixto không dẫn điện dù
- khi  và  đồng thời dương thì tirixt dẫn điện.khi tirixto dẫn điện  không còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi = 0
Dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của tirixto để hs quan sát sau đó đặt câu hỏi:
- hãy cho biết cấu trạo của tirxto?
 
- hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của tranzito và điôt?
Đưa hình 4-2 sgk yêu cầu hs so sánh
- hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tirixto được ký hiệu như thế nào?
- các thông số cơ bản của tirixto là gì?
- hãy cho biết công dụng của tirxto?
- hãy cho biết nguyên lý làm việc của tirixto?
- Nhận xét và kết luận.
 
 
 
- trả lời theo yêu cầu
 
 
 
- so sánh cấu tạo theo yêu cầu
 
 
- lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu
 
- trả lời theo yêu cầu
 
- lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tirixto và nêu công dụng của nó
 
 
Hoạt động 4: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng và nguyên lý làm việc của triac và điac
 
Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
IV. Triac và điac:
1. Cấu tạo:
Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp có 3 điện cực là A1, A2 và G
2. Ký hiệu:
Hình 4-4 sgk
3. Công dụng:
- dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều
4. Nguyên lý làm việc:
Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2
- khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 điac khong có cực điều khiển nên được mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực
Dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của triac và điac để hs quan sát sau đó đặt câu hỏi:
- hãy cho biết cấu trạo của Triac và điac?
 
- hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của Triac và điac?
Đưa hình 4-2 sgk yêu cầu hs so sánh
- hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện Triac và điac được ký hiệu như thế nào?
- các thông số cơ bản của Triac và điac là gì?
- hãy cho biết công dụng của Triac và điac?
- hãy cho biết nguyên lý làm việc của Triac và điac?
- Nhận xét và giải thích.
- trả lời theo yêu cầu
 

- so sánh cấu tạo theo yêu cầu
 
 
- lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu
 
- trả lời theo yêu cầu
 
- lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của Triac và điac và nêu công dụng của nó
 
- Trả lời.
  1. Tổng kết, đánh giá:
  • Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Em hãy cho biết công dụng của điôt, tranzito, tirixto, triac và điac?
+ Hãy cho biết các thông số  bản của điôt, tranzito, tirixto, triac và điac?
  • Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
    1. Dặn dò:
  • Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem phần thông tin bổ sung.
  • Đọc trước bài 5.SGK.
 
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây