Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 10: Cắt may áo tay liền (tiếp theo)

Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 10: Cắt may áo tay liền (tiếp theo)
a. Mục tiêu:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS đạt được :
Biết cách lấy số đo, tính vải, vẽ, cắt may áo tay liền theo qui trình.
Vẽ và cắt tạo mẫu giấy áo tay liền kiểu chui đầu, cổ thuyền.
b. Chuẩn bị:
-Mẫu hoàn chỉnh áo tay liền và áo có trang trí.
Tạp chí thời trang, sách dạy cắt may.
c. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 
GV: Nêu mục tiêu bài học, cho HS xem mẫu của một vài sản phẩm áo tay liền có trang trí và hình ảnh trên tạp chí về áo tay liền thời trang để các em biết được yêu cầu cần đạt và hứng thú học.
GV gọi một hoặc hai em lên bảng
+Tay áo được cắt liền với thân áo
+Thân áo có thể may gài khuy hoặc chui đầu; bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau .
+Cổ áo có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.
 
 
 
HS lên bảng quan sát các mẫu áo, hình vẽ ở sgk và nêu đặc điểm của áo tay liền sau đó trả lời câu hỏi.
 
 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu cách vẽ và cắt thân trước và thân sau áo
 
GV: Treo tranh vẽ cắt may áo tay liền, ghi số đo mẫu lên góc bảng:
Ví dụ : Da: 55; Rv: 36; Dt: 12; He: 3; VC: 32
Vn: 80; Vm: 84
a)Lấy số đo
GV: Gọi một HS lên vừa đo mẫu vừa hướng dẫn vị trí đo để cả lớp quan sát.
GV uốn nắn thao tác đo của HS.
b)Cách tính vải:
GV: Hướng dẫn HS đọc nội dung sgk.
Tính vải khổ 80-90;khổ 1m15-1m2;khổ 1m4-1m6.
Cho số đo đã ghi lên bảng theo nhóm.
c) Cách vẽ và cắt:
GV: Chỉ lên tranh và hướng dẫn HS cách vẽ.
GV phân tích cho HS thấy rõ điểm giống nhau và khác nhau của thân trước và sau.
Vì sao phải giảm cửa tay xuống 1 cm (HH2)?
Cách vẽ cổ thuyền, nách tay.
Sau đó GV vừa trình bày lại vừa vẽ hình theo tỉ lệ 1: 1 lên bảng.
 GV: Dùng phấn màu vẽ đường bao của sản phẩm bằng nét liền đậm. và dùng phấn trắng để vẽ đường gióng, đường kích thước, đường phụ ... bằng nét liền mảnh.
Nên vẽ phóng to phần cổ áo, nách áo để HS nắm vững cách vẽ. 
HS: Chuẩn bị vở ghi bài, bút chì, thước kẻ để vẽ hình vào vở.
GV: Trình bày thao tác mẫu theo qui trình.
 
Một HS khác ghi số đo lên bảng.
Hai HS ngồi cạnh lấy số đo cho nhau .
 
 
 
Kết quả: (55+2+1).2=58 .2=1m16.
 
 
 
 
 
 
 
 
HS vẽ vào vở theo tỉ lệ 1: 5 (Có thể sử dụng thước tỉ lệ hoặc tính nhẩm bằng cách lấy kết quả kích thước theo công thức chia 10 nhân 2)
 
 

Hoạt động 3: Thực hành trên giấy
 
GV vẽ và cắt thân trước và thân sau áo tay liền theo số đo mẫu mà GV đã cho.
GV kiểm tra uốn nắn  và khi có hình vẽ đúng mới cho HS cắt.
.Lưu ý HS cắt gia đường may cho đúng
GV nêu vấn đề để HS nêu được những điểm giống và khác nhau trong cách vẽ thân trước và thân sau.
HS vẽ thân trước theo trình tự sgk và hướng dẫn của GV.
HS vẽ tiếp thân sau tương tự thân trước chỉ khác chi tiết hạ sâu cổ ít hơn.
 
HS: Về cơ bản giống nhau, chỉ khác thân sau hạ sâu cổ ngắn hơn thân trước.
 

Hoạt động 4: tổng kết -Dặn dò

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập, kĩ năng vẽ hình trong vở và thực hành trên giấy của HS .Nhắc nhở những sai sót về cách cầm thước, phấn, thao tác vẽ các chi tiết của áo.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài.
-Dặn dò HS:
+Về nhà tập vẽ nhiều lần với số đo mẫu và số đo khác cho thành thạo để chuẩn bị cho bài thực hành cắt may áo tay liền sau khi học xong các kiểu cổ  áo.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây