Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giải bài tập Hóa học 9, Bài 57: Phần II. Hóa học hữu cơ.

Giải bài tập Hóa học 9, Bài 57: Phần II. Hóa học hữu cơ.
Bài 1. Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?
a) Metan, etilen, axetilen, benzen.
b) Rượu etylic, axit axetic, glucozd, protein.
c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.
d) Etyl axetat, chất béo.

Hướng dẫn giải:
Đặc điểm chung của các chất trong từng dãy:
Dãy chất Thành phần Cấu tạo Tính chất
a) Metan, etilen, axetilen, benzen. C và H    Phản ứng cháy tạo ra CO2 và H2O
b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein. C, H và O    Phản ứng cháy tạo ra CO2 và H2O
c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen. C và H  Polime Phản ứng cháy tạo ra CO2 và H2O
d) Etyl axetat, chất béo C, H và O  Đều là các este Phản ứng cháy tạo ra CO2 và H2O

Bài 2. Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:
a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.
b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Hướng dẫn giải:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ là các nhiên liệu.
b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenluỉozơ là các hợp chất gluxit.

Bài 3. Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến đổi hóa học sau:
Tinh bột  Glucozơ   Rượu etylic   Axit axetic    Etyl axetat    Rượu etylic

Hướng dẫn giải:
(C6H10O5)n + nH2O   nC6H12O6 (1)
C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2 (2)
2C2H5OH + 2O2    2CH3COOH + 2H2O (3)
CH3COOH + C2H5OH   CH3COOC2H5 +H2O (4)
CH3COOC2H5 + NaOH    C2H5OH + CH3COONa (5)

Bài 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
c) Metan, etilen, benzen, đều không làm mất màu dung dịch brom. .
d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.
e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Hướng dẫn giải: Chọn phương án e.

Bài 5. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) CH4, C2H2, CO2
b) C2H5OH, CH3COOC2H6, CH3COOH.
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.

Hướng dẫn giải:

a) Dùng nước vôi trong để nhận ra CO2, hai chất khí còn lại cho lội qua dung dịch brom, nếu chất nào làm mất màu dung dịch brom thì đó là C2H2 . CH4 không làm mất màu dung dịch brom.

Bài 6. Đốt cháy 4,5 gam chất hữu cơ thu dược 6,6 gam khí CO2 và 2,7 gam H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 60gam. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ.

Hướng dẫn giải:

Đặt công thức chất hữu cơ là CxHyOz
Khối lượng C =  = 1,8 (g)
Khối lượng H =  = 0,3 (g)
Khối lượng O = 4,5 - 1,8 - 0,3 = 2,4(g)
Ta có tỷ lệ: x : y : z =  :  :   = - 0,15 : 0,3 : 0,15 =  2 : 4 : 2

Công thức đơn giản nhất là C2H4O2
Công thức phân tử : (C2H4O2)n n =  = 1
Vậy công thức phân tử của chất hữu cơ là C2H4O2

Bài 7. Đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2,  H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, cao su, protein.

Hướng dẫn giải: X có thể là protein.

C. BÀI TẬP BỔ SUNG

Bài 1. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Rượu 45° khi sôi, có nhiệt độ không thay đổi.
b) Trong 100g rượu 45°, có 45g rượu và 55g H2O.
c) Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.
d) Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm -OH.

Hướng dẫn giải: Câu đúng là d.

Bài 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp:
a) Cho natri vào hỗn hợp rượu etylic và benzen.
b) Cho natri vào rượu.

Hướng dẫn giải:

Các phương trình phản ứng xảy ra:
a) 2Na + 2C2H5OH 2C2H5ONa + H2
Na + C6H6 không phản ứng

b) Na phản ứng với H2O trước
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Sau đó Na sẽ phản ứng với rượu:
2Na + 2C2H5OH 2C2H5ONa + H2

Bài 3. So sánh khả năng hòa tan trong nước của rượu etylic với metan, xetilen và benzen. Từ đó hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Rượu etylic tan nhiều trong nước vì có 2 nguyên tử cacbon.
b) Rượu etylic tan nhiều trong nước vì có 6 nguyên tử cacbon.
c) Rượu etylic tan nhiều trong nước vì trong phân tử có nhóm -OH
d) Rượu etylic tan nhiều trong nước vì irong phân tử có 2 nguyên tử C và nguyên tử hiđro.

Hướng dẫn giải: Các hiđrocacbon không tan trong nước.
Rượu etylic tan vô hạn trong nước. Khả năng hòa tan trong nước của ượu etylic là do có nhóm -OH.
Câu C là câu đúng.

Bài 4. Viết phương trình phản ứng khi cho CH3COOH tác dụng với các chất: Ca, CaO, Ca(OH)2, CaCO3, C2H5OH. Nêu dấu hiệu phản ứng.

Hướng dẫn giải:
+) 2CH3COOH + Ca   (CH3COO)2Ca + H2
Canxi tan ra và có khí H2 thoát ra

+) 2CH3COOH + CaO (CH3COO)2Ca + H2O
Vôi sống tan ra, phản ứng tỏa nhiệt

+) 2CH3COOH + Ca(OH)2 (CH3COO)2Ca + 2H2O
Phản ứng tỏa nhiệt

+) 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + 2H2O + CO2
Có hiện tượng sủi bọt do khí CO2 thoát ra, đá vôi tan ra.

+ CH3COOH + C2H6OH  CH3COOC2H6 + H2O  
Xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước nổi lên rên mặt nước.

Bài 5. Hai chất hữu cơ A và B có công thức phân tử là C2H4O. Xác định công thức cấu tạo của A và B biết:
A phản ứng được với Na, NaOH.
B chỉ phản ứng được với NaOH, không phản ứng với Na.

Hướng dẫn giải:
+) A phản ứng được với Na, NaOH nên A là axit Công thức cấu tạo
h1



+) Phương trình phản ứng:
2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2

+) B chỉ phản ứng được với NaOH, không phản ứng với Na B là este
Công thức cấu tạo:
h2
PTPƯ:
h3

Bài 6. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết ba chất lỏng: benzen, etylic, axit axetic.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tính chất của axit axetic khác với tính chất của rượu etylic khác với tính chất của Benzen để nhận biết theo các cách sau:

Cách 1: Dùng quỳ tím nhận ra axit axetic, quỳ tím hóa đỏ.

Cách 2: Dùng Na2CO3 hoặc CaCO3 nhận ra axit axetic, sủi bọt khí CO2.
2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + 2H2O + CO2

Cách 3: Dùng kim loại mạnh như: Mg, Fe, Zn,... nhận ra axit axetic, kim loại tan dần và có khí H2 bay ra.
2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2

Sau khi nhận ra CH3COOH, ta phân biệt rượu etylic và benzen bằng cách cho lần lượt từng chất tác dụng với Na, rượu etylic có phản ứng tạo khí H2 bay ra, benzen không có phản ứng:

C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2H2

Bài 7. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) ? + ? CH3COONa + H2
b) ? + ? CH3COONa + H2O + CO2
c) ? + CH3COOH (CH3COO)2Ca + ? + ?

Hướng dẫn giải:

a) 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2
b) 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2
c) 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

Bài 8. Từ etilen viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) điều chế các chất sau: axit axetic, etyl axetat.

Hướng dẫn giải:

C2H4 + H2O  C2H5OH
C2H5OH+ O2    CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH h4  CH3COOC2H5 + H2O

Bài 9. Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) để thực hiện dãy biến hóa sau:

h5

Hướng dẫn giải:
(1) (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6
(2) (C6H10O5)m + nH2O  mC6H12O6
(3) C6H12O6  2C2H6OH + 2CO2
(4) C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O

Bài 10. Viết phương trình phản ứng có ghi điều kiện để thực hiện chuyển hóa trong sơ đồ:
hh
Hướng dẫn giải:

(1) CH2 = CH2 + H2O CH3CH2OH
(2) CH3CH2OH + O  CH3COOH + H2O
(3) 2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2
(4) CH3COOH + C2H5OH h4 CH3COOC2H5 + H2O
(5) CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH

Bài 11. A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau.
- Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
- B làm mất màu dung dịch brom
- C tác dụng được với Na
- A tác dụng với Na và NaOH
Hỏi A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C3H8O. Hãy viết công thức cấu tạo.

Hướng dẫn giải: A tác dụng được với Na và NaOH. Vậy theo đề bài A là axit và có công thức phân tử là C2H4O2. Công thức cấu tạo là CH3COOH.
- C tác dụng đựợc với Na, vậy C có công thức phân tử là C3H8O và có công thức cấu tạo là:

h6
hoặc CH3-CH2-CH2OH

- B làm mất màu dung dịch nước brom B là C4H8 và có công thức cấu tạo:
CH2 = CH – CH2 – CH3 hoặc CH3 - CH = CH – CH3

Bài 12. Có các chất sau:
C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, (C17H35COO)3C3H5
a) Những chất nào tan nhiều trong nước
b) Những chất nào có phản ứng thủy phân
c) Những chất nào có thể chuyển hóa trực tiếp cho nhau.
Hãy viết sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên.

Hướng dẫn giải:

a) Các chất tan nhiều trong nước C2H5OH, CH3COOH
b) Các chất có phản ứng thủy phân: CH3COOC2H5, (C17H35COO)3C3H5
c) Các chất chuyển hóa cho nhau theo sơ đồ:
h7

Bài 13. Chất hữu cơ A là chất rắn màu trắng ở điều kiện thường tan nhiều trong nước. Khi đốt cháy A chỉ thu được CO2 và H2O. A là chất nào trong các chất sau:
a) Etilen    b) rượu etylic    c) Axit axetic    d) chất béo    e) glucozơ.

Hướng dẫn giải: A là glucozơ (vì là chất rắn màu trắng). Đáp án e.

Bài 14. Nêu cách phân biệt các dung dịch sau: Rượu etylic, axit axetic, saccarozơ.

Hướng dẫn giải: Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
- Nhúng quỳ tím vào mỗi mẫu thử, nhận được axit axetic vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Cho vào mỗi dung dịch vài giọt axit H2SO4 đun nóng. Sau đó hòa dung dịch bằng NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng gương. Dung dịch nào có phản ứng tráng gương, đó là dung dịch saccarozơ.
C12H22O11 + H2O  C6H12O6 + C6H12O6
                                            Glucozơ   Fructozơ
 C6H12O6+ Ag2O  C6H12O7 + 2Ag

Bài 15. Từ tinh bột và các hóa chất cùng các điều kiện cần thiết. Hãy viết viết sơ đồ phản ứng điều chế etylaxetat.

Hướng dẫn giải:
Sơ đồ:
(C6H10O5)n   C6H12O6   C2H5OH  CH3COOH   CH3COOC2H5

Bài 16. Có 5 lít rượu 95°. Hỏi thêm bao nhiêu lít nước nguyên chất để thành rượu 45°.

Hướng dẫn giải:
Công thức tính độ rượu: Độ rượu =  x 100
Trong đó V1 là thể tích rượu nguyên chất, V là thể tích hỗn hợp rượu, nước. Vậy trong 5 lít rượu 95° thì thể tích rượu nguyên chất (V1) là:
V1 =  = 4,75 lit

Từ 4,75 lít rượu pha thành rượu 45° thì thể tích dung dịch rượu 45° là
V =    .100 = 10,56 lít

Thể tích nước nguyên chất còn pha vào 5 lít rượu 95° trên là:
Vnước = 10,56 - 5 = 5,56 lít

Bài 17. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của một rượu dạng ROH, biết 0,32 gam rượu tác dụng hết với natri giải phóng 112 ml H2 (đktc).

Hướng dẫn giải:
ROH + Na   RONa +  H2
 =  = 0,005 mol
Theo phương trình phản ứng, nROH = 2 nH = 0,005 x 2 = 0,01 mol
0,32 g rượu có số mol là 0,01 mol
Nrượu =  =   = 32
MROH = 32  MR = 32 - 17 = 15.
Vậy R- là gốc CH3- Vậy rượu là CH3OH.

Bài 18. Đốt cháy hoàn toàn 3,0gam chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được
6, 6 gam khí CO2 và 3,6 g H2O.
a) Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 60g.
b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A, biết phân tử A có nhóm -OH
c) Viết phương trình phản ứng của A với natri.

Hướng dẫn giải:

a) Gọi công thức của A là CxHyOz
Đốt cháy 3g A được 6,6g CO2 và 3,6g H2O
Vậy mC trong 3g A là 6  .12 = 1,8g
mH trong 3g A là  . 2 = 0,4g
Vậy trong 3g A có 3 - (1,8 + 0,4) = 0,8 (g)
Ta có quan hệ:
60(g) A  12. x(g) C   y(g) H   16 .z (g) O
3(g) A   1,8(g) C   0,4 (g) H   0,8 (g) O

x =  = 3 y =   = 8 z =  = 1
Công thức của A là C3H8O

b) Công thức cấu tạo của A có thể là:
CH3 - CH2 - CH2 - OH hoặc CH3 - CH - CH3
                                                        
                                                       OH
c) Phương trình phản ứng của A với Na:
2 CH3 – CH2 – CH2 - OH + 2Na 2 CH3CH2CH2ONa + H2
hoặc
2CH3 - CH - OH + 2Na 2CH3 - CH - ONa + H2
       ╷                     ╷
            CH3                                      CH3

Bài 19. Cho 10ml rượu 96° tác dụng với natri lấy dư:
a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b) Tìm thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã tham gia phản ứng, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml.
c) Tính thể tích hỉđro thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn, biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1)
2Na + 2C2H5OH 2C2H5ONa + H2(2)
b) Độ rượu =  . 100
10ml rượu 96° Vrượu =  = 9,6ml  = 10 - 9,6 = 0,4 ml
Theo công thức m = V. D mrượu = 9,6 . 0,8 = 7,68g

c) Natri phản ứng với nước trước, hết nước thì phản ứng tiếp với rượu. Natri dư do vậy theo phương trình (1), (2).

 =  ( + ) (1’)
 = 1g/ml   = 0,4 . 1 = 0,4g  =  (1”)
nrượu =    (1”’)
Từ (1’). (1”), (1”’): ta có  =   (  +  )  0,0946 mol
 = 0,0946 . 22,4 = 2,119 lít

Bài 20. Chất hữu cơ A có chứa C, H, O có khối lượng là 60gam. Đốt cháy hoàn toàn 3gam A rồi cho sản phẩm vào bình 1 đựng H2SO4 đặc. Sau đó qua bình 2 dựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy ở bình 2 có 10gam kết tủa và khối lượng bình 1 tăng thêm 1,8 gam.
1) Hãy xác định CTPT của A
2) Viết CTCT có thể có của A, biết A làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

Hướng dẫn giải:

Chất A chứa C, H, O khi cháy sẽ sinh ra CO2 và H2O. Khi đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc thì nước bị hấp thụ, vậy khối lượng nước là 1,8gam Qua bình 2 có phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
Theo phản ứng  =  =  = 0,1mol
Vậy khối lượng cacbon có trong 3 gam A là: 0,1 . 12 = l,2g
Khối lượng hiđro có trong 3 gam A là: 0,1 .2 = 0,2g
Khối lượng oxi có trong 3 gam A là: 3 - (1,2 + 0,2) = 1,6 g
Đặt công thức phân tử của A là CxHyz
Ta có: 60gam A → 12 . x gam C →  y gam H →  16 . z gam O
3 gam A →  1,2 gam C →  0,2 gam H →  1,6 gam O
Tacó: x =  = 2 ; y =   = 4 ; z =  = 2
Vậy CTPT của A là: C2H4O2
Vì A làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ →  A là axit (A có nhóm - COOH). Vậy công thức cấu tạo của A là: CH3COOH.

Bài 21. Tính khối lượng dung dịch axit axetic thu được khi lên men 50 lít rượu 4O. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và hiệu suất của quá trinh lên men là: 92%

Hướng dẫn giải:
Trong 50 lít rượu etylic 4° có  .4 = 2lít rượu nguyên chất.
Vậy khối lượng rượu etylic có trong 50 lít rượu 4° là:
m = V . D = 2 . 1000 . 0,8 = 1600g.
Vì hiệu suất đạt 92% nên khối lượng rượu đã lên men là:
SỐ mol rượu đã lên men là:  = 32mol
Phản ứng lên men: C2H5OH + O2   CH3COOH + H2O
                                 32 mol                             32 mol
Vậy khối lượng của CH3COOH tạo ra là:
60 . 32 = 1920 gam

Bài 22. Cho m gam hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 300 ml. Tách lấy toàn bộ lượng rượu etylic tạo ra rồi cho tác dụng với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp

Hướng dẫn giải:
Gọi số mol CH3COOH là: x
Số mol CH3COOC2H5 là: y
Phương trình phản ứng với NaOH:
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
     x    ------>    x
CH3COOC2H5  + NaOH CH3COONa + C2H5OH
        y    ------>       y
Số mol NaOH phản ứng là: x + y =  .1 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng của rượu etylic với Na:
2C2H6OH + 2Na 2C2H6ONa + H2
      y              ------>                     0,5.y
Ta có 0,5.y =  = 0,1 y = 0,2 mol
Thay y = 0,2 vào phương trình: x + y = 0,3 x = 0,1 mol
Vậy khối lượng axit axetic là: 60 .0,1 = 6g
Khối lượng etyl axetat là: 88 . 0,2 = 17,6g
Khối lượng hỗn hợp là: 6 + 17,6 = 23,6g
Vậy % CH3COOH = . 100% = 25,42%
% CH3COOC2H5 = (100 - 25,42)% = 74,58%.

Bài 23. Hỗn hợp x gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức CnH2n+1COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của 2 axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp 2 axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4g hỗn hợp hai muối khan.
a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định công thức phân tử của axit
c) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol của axit axetic trong hỗn hợp là X.
Số mol của axit CnH2n+1COOH trong hỗn hợp là 2x
Phương trình phản ứng:
CH3COOH + NaOH   CH3COONa + H2O
    x mol           x mol           x mol
CnH2n+1COOH + NaOH CnH2n+1COONa + H2O
  2.x mol              2.x mol    2.x mol
Theo bài ta có: nNaOH =  .1 = 0,3 mol x + 2.x = 0,3 x = 0,1
Khối lượng của CH3COONa là: 0,1. 82 = 8,2g
Khối lượng của CnH2n+1COONa là: 0,2 (14n + 68) = 2,8n + 13,6
Theo dề bài: 8,2 + 2,8n + 13,6 = 27,4 → n = 2 C2H5COOH
Ta có khối lượng của axit axetic là 60 . 0,1 = 6g
Khối lượng của C2H5COOH là: 74 . 0,2 = 14,8g
% khối lượng của CH3COOH =    . 100% = 28,85%
% C2H5COOH = (100 - 28,85)% = 71,15%

Bài 24. Đun nóng hỗn hợp gồm 5g rượu và 3,3 g axit axetic trong điều kiện có H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính khối lượng este thu được biết hiệu suất phản ứng este hóa là 60%.

Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O
Theo bài ra  =    0,1087 mol
 =  = 0,055 mol
Từ phương trình phản ứng ta thấy tỉ lệ:  :  = 1:1
Theo bài ra:  >  
⇒  Hiệu suất phản ứng tính theo axit axetic.
H = 60% ⇒   (phản ứng) =  .0,055= 0,033
⇒   =  (phản ứng) = 0,033 mol
meste = 0,033 (15 + 44 + 29) = 2,904 g

Bài 25. Một hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O. Đốt cháy 0,2 mol y bằng lượng vừa đủ là 8,96 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng 100g dung dịch H2SO4 96,48%, bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH và toàn bộ các sản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm ta thấy nồng độ dung dịch H2SO4 ở bình 1 là 90%, ở bình 2 có 55,2 g muối được tạo thành.
a) Viết các phương trinh phản ứng.
b) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của Y. Biết Y tác dụng với dung dịch KHCO3 giải phóng CO2.
c) Viết các PTPƯ của Y với các chất sau (nếu có):
Cu, Zn, CuO, SO2, Cu(OH)2, Na2CO3.

Hướng dẫn giải:
Gọi CTPT của Y là CxHyOz
CxHyOz+ (x +  - ) O2  CO2 + H2O
Theo bài ra  =  = 0,4 mol
Khí đi ra sau phản ứng hấp thụ vào H2SO4 đặc làm giảm nồng độ axit xuống do đó nước đã hấp thụ.
100g H2SO4 96,48% =  = 96,48 g
C% mới = 90% =  .100  = 7,2g
nY = 0,2 mol theo PT đốt cháy  = 0,2x
 = 0,2.  = 0,1.y =  y = 4
Khí đi vào bình 2 bị hấp thụ là CO2
CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O
 =  = 0,4 mol
 =  = 0,4 mol 0,2 x = 0,4 x = 2
Theo phương trình đốt cháy  = (x +  -  ) .ny
thay số: 0,4 = (x +  -  ) .0,2 (x +  -  ) = 2
x = 2, y = 4 z = 2. CTPT là C2H4O2.
Do Y tác dụng với KHCO3  Y là axit có nhóm -COOH CTCT của Y là:
h8

c) Phương trình phản ứng:

2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2
2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O
2CH3COOH + Cu(OH)2 (CH3COO)2Cu + 2H2O
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2

Bài 26. Khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa 1 loại chất béo A bằng dung dịch NaOH, người ta thu được glixerol và hỗn hợp gồm hai muối C17H35COONa và C17H31COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Hãy xác định công thức cấu tạo có thể có của loại chất béo này.

Hướng dẫn giải:

Vì chất béo A khi thủy phân chỉ tạo ra hai muối của axit. Đó là C17H35COONa và C17H31COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Vậy este A chứa hai gốc axit
C17 H35COO - nên cấu tạo của este A là:
h9

Bài 27. Cho 2 lít dung dịch glucozơ lên men rượu làm thoát ra 17,92 lít khí cacbonic (đktc). Tính nồng độ mol của dung dịch glucozơ biết hiệu suất của quá trình lên men chỉ đạt 40%.

Hướng dẫn giải:

Theo bài ra  =  = 0,8 mol
Phương trình phản ứng lên men:
C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2
0,4 mol    <-------        0,8 mol
Vậy số mol glucozơ có trong 2 lít dung dịch là: 0,4 .  = 1 mol
Nồng độ của dung dịch glucozơ: CM =  =  = 0,5 (mol/l)

Bài 28. Khi phân tích chất X được tách ra từ sản phẩm thủy phân protein người ta thấy khối lượng mol là 75g. Đốt cháy 1,5 gam X thấy tạo ra 1,76 g CO2; 0,9g H2O và 0,28 gam Na.
a) Hãy xác định công thức phân tử của X.
b) Viết công thức cấu tạo của X.

Hướng dẫn giải:

a) Khối lượng các chất sinh ra khi đốt cháy 1 mol X là:
 =  .75 = 88 (gam) Trong 1 mol X có mC = . 12 = 24g

 =  = 45 (gam) Trong 1 mol X có mH =  . 2 = 5g
Trong 1 mol X có mN =  . 75 = 14g
Gọi công thức của X là CxHyOzNt
Ta có: 12.x + y + 16.z + 14.t = 75 (*)
Vậy 12.x = 24 x = 2, y = 5; 14.t = 14 t = 1
Thay các giá trị của x, y, t vào (*) ta được 16.z = 32 z =2
Vậy công thức của X là C2 H5O2N
Vì X tách ra từ sản phẩm thủy phân protein nên nó là aminoaxit. Vậy công thức cấu tạo là:
 kkk


Bài 29. Poli(vinyl clorua) viết tắt là PVC được diều chế từ vinyl clorua CH2 - CHCl
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng poli(vinyl clorua) thu được từ 1 tấn vinyl clorưa biết hiệu suất của phản ứng là 85%.
c) Để thu được 1 tấn PVC cần bao nhiêu tấn vinyl clorua, giả thiết hiệu suất phản ứng là 90%

Hướng dẫn giải:

a) Phản ứng điều PVC
h10
b) Theo phản ứng cứ 62,5. n (tấn) CH2 = CHCl thì được 62,5.n tấn PVC. Vậy theo lý thuyết từ 1 tấn vinyl clorua sẽ thu được 1 tấn PVC, vì hiệu suất phản ứng là 85% nên khối lượng PVC thực tế thu được là  1 x  = 0,85 tấn.

c) Khối lượng vinyl clorua cần dùng là:  . 100 = 1,11 tấn .
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây