Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hoá

Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hoá
I. Đời sống kinh tế
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Đất nước độc lập trong thống nhất, yên bình. Nhân dân ra sức lao động cày cấy ruộng đất, nâng cao đời sống. Nhà Lý cũng rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, tiếp nối nhà Tiền Lê, tiếp tục tổ chức các lễ cày Tịch điền hàng năm, vận động khuyến khích nhân dân khai hoang, đắp đê phòng lụt lội, cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1016 (triều Lý Thái Tổ), năm 1030, 1044 (triều Lý Thái Tông), 1131 (triều Lý Thần Tông), năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông).
 
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Nhờ sự cố gắng của hai phía: nhân dân và giai cấp thống trị, mùa màng được đảm bảo do đó thu hoạch đều đặn hơn. Đời sống của nông dân ổn định, là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đương thời.
- Thu công nghiệp:
+ Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện nhà cửa rất phát triển...
+ Vua dạy cung nữ dệt gấm vóc
- Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng.
- Thương nghiệp: Buôn bán trong nước với thương nhân nước ngoài đã phát triển, diễn ra đều đặn, tấp nập ở vùng bờ biển Đông Bắc, Cảng Vân Đồn được thành lập.
Thăng Long thành thị duy nhất của nước ta hồi ấy là một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp.
 
II. Sinh hoạt xã hội và văn hoá
I. Những thay đổi về mặt xã hội
- Thời Lý, vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, ngoài ra còn có các địa chủ.
- Nông dân chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất, chủ yếu của xã hội. Ngoài ra còn có người làm nghề thủ công, buôn bán, nông nô...
 
2. Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, mở đầu cho nền giáo dục Việt Nam. Kì thi quốc gia đầu tiên được tổ chức vào năm 1075 và sau đó Quốc tử giám được thành lập, dân trí được nâng cao. Đất nước có thêm nhiều người tài phục vụ.
- Nhà Lý sùng đạo Phật, ở kinh đô cũng như ở các địa phương, chùa chiền được xây dựng ngày càng nhiều.
- Bên cạnh các ngày lễ hội của nhà nước, nhân dân mở rộng các hoạt động văn hoá cổ truyền như hát chèo, nhảy múa, múa rối nước, lễ hội đua thuyền, đánh vật v.v...
- Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị của dân tộc được xây dựng như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông Quy Điền. Nổi lên hình tượng nghệ thuật độc đáo như rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa; các bệ đá hình hoa sen v.v... Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật.
Tất cả những thành tựu văn hoá đặc sắc đó đã đánh dấu sự hình thành của nền văn hoá dân tộc: văn hoá Thăng Long.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây