Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời đại hậu kì trung đại ở Châu Âu

Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời đại hậu kì trung đại ở Châu Âu
1. Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII)
Trên cơ sở phát hiện những thành tựu của văn hoá Hi Lạp – Rô ma cổ đại, ở các nước Tây Âu đã dấy lên phong trào đấu tranh văn hoá rộng khắp chống lại sự kìm hãm của chế độ phong kiến. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật đương thời, một mặt chống lại những giáo lí, trật tự của xã hội phong kiến, mặt khác đề cao những giá trị chân chính quyền tự do của con người, đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong sự phát triển của xã hội loài người.
- Phong trào văn hoá phục hưng thực sự mở ra một thời kì mới cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và nhân loại.
- Phong trào này nổi lên các danh nhân kiệt xuất như Ra-bơ-le, Sếch-xpia, Cô-pec-nich, Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi…
 
2. Phong trào cải cách tôn giáo
Trên cái nền của văn hoá phục hưng, giai cấp tư sản đang lên đã nhận thấy giáo hội Ki-tô là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Tư tưởng cải cách hình thành và lan rộng, tạo nên sự phân chia thành hai giáo phái: Cựu và Tân, đấu tranh lẫn nhau.
Cuộc đấu tranh này đã trở thành động lực của một phong trào đấu tranh vũ trang lớn mà lịch sử gọi chung là “chiến tranh nông dân”.
- Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (người Đức), sau đó nhanh chóng lan sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v….
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây