Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 15.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 15, có đáp án.
Câu 1. Thế nào là thoái hóa giống? Trình bày nguyên nhân của thoái hóa giống do giao phối gần? Nêu các biện pháp để khắc phục biểu hiện thoái hóa giống?
 
Câu 2. Trình bày theo quan niệm hiện đại về các giai đoạn phát sinh sự sống trên trái đất. Ngày nay sự sống có còn được hình thành theo phương thức hóa học hay không? Vì sao ?
 
Câu 3. Tại sao nói rằng người có nguồn gốc từ động vật có xương và rất gần gũi với lớp thú.
 
Câu 4. Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hydrô, hiệu sô giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi.
 
1. Nếu tỉ lệ A : G của gen đột biến xấp xỉ 43,27% thì dạng đột biến thuộc loại nào? Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến.

2. Nếu sau đột biến tỉ lệ G : A xấp xỉ 2,348. Hãy cho biết:

a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến.
b. Dạng đột biến gen.
c. Đột biến trên làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin trong phân tử prôtêin, biết đột biến không biến đổi bộ ba mã hóa thành mã kết thúc.
d. Khi gen đột biến nhân đôi 4 đợt liên tiếp thì nhu cầu về nuclêôtit tự do thuộc mỗi loại tăng hay giảm bao nhiêu?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Sự thoái hóa giống:

a. Ở thực vật: Khi cho tự thụ phấn bắt buộc đối với các loài giao phấn (như ngô, lúa ...) con lai có các biểu hiện như: sinh trưởng, phát triển chậm, bộc lộ các tính trạng xấu, sức sống yếu, năng suất thấp, phẩm chất kém đôi khi con lai bị chết. Các biểu hiện trên gọi là thoái hóa giống.

b. Ở động vật: Trong chăn nuôi cũng vậy, khi cho giao phối cận huyết, cơn lai chậm lớn, sức đẻ giảm, xuất hiện quái thai, dị hình ...

2. Nguyên nhân di truyền của thoái hóa giống:

+ Giao phối gần làm giảm tính chất dị hợp, tăng tính chất đồng hợp cũa các cặp gen. Trong các đồng hợp có đồnghợp4ặn, biểu hiện tính trạng xấu.

Vỉ' dụ: Giả sử P ban đầu có 100% Aa:

Lần tự thụ thứ 1: P: Aa x Aa => F1:  1/4 AA + 1/2 Aa + 1/4 aa

Lần tự thụ thứ 2: F1 : 1/4 (AA x AA) => 2/8 AA
1/2 (Aa x Aa) => 1/8 AA + 2/8Aa + 1/8 aa
1/4 (aa x aa) =>  2/8 aa

Kết quả tự thụ lần 2: Tỉ lệ KG F2 : 3/8 AA + 1/4 Aa + 3/8 aa

Lần tự thụ thứ 3 : 3/8 (AA x AA) => 6/16 AA
1/4 (Aa x Aa) => 1/16 AA + 2/16 Aa + 1/16aa
3/8 (aa x aa)  => 6/16 aa

Kết quả tự thụ lần 3: Tỉ lệ KG F3 : 7/16AA + 1/8 Aa + 7/16aa

Kết quả tự thụ lần thứ n:

 Nhận xét: Tỉ lệ KG Aa: h1
 
 
Tỉ lệ KG Aa = aa =  (1 – 1/2n) : 2

Lim Aa = 0
n => ∞

Lim AA = aa = ½
n => ∞
 
3.  Các biện pháp khắc phục biểu hiện thoái hóa giống:
 
+ Lai khác dòng thuần chủng, đưa gen lặn gây hại vào trạng thái dị hợp bị gen trội át.
+ Thường xuyên chọn lọc giống để loại bỏ các gen bất lợi.
+ Bồi dưỡng và chăm sóc giống, tạo điều kiện thuận lợi cho giống phát triển và hạn chế biểu hiện của gen xấu.
+ Sử dụng các tác nhân lí, hóa gây đột biến nhân tạo sau đó tiến hành chọn lọc.
+ Lai giống thoái hóa với dạng hoang dại.
 
Câu 2. I. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn phát sinh sự sống trên trái đất:

Theo quan niệm hiện đại (Ôparin) sự sống trên trái đất được phát sinh qua hai giai đoạn, đó là sự phức tạp hóa các hợp chất có cacbon theo hướng:
C => CH => CHO => CHON

1. Giai đoạn I: Tiến hóa hóa học.

a. Nội dung: Là quá trình tổng hợp-chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo con đường hóa học.

- Trong khí quyển nguyên thủy của quả đất đã có các khí như mêtan (CH4), amôniac (NH3), xianôgen (C2N2), cacbon ôxit (CO), hơi nước (H2O)...

- Dưới tác dụng của các bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ ... đã cung cấp năng lượng để kết hợp các nguyên tố vô cơ thành những hợp chất hữu cơ đơn giản: sự kết hợp giữa C và H tạo các hợp chất cacbon hyđrô rồi đến những hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit, lipit. Sau đó đến những hợp chất có 4 nguyên tố C, H, O, N như axit amin, các nuclêôtit.
 
- Từ các axit amin hình thành nên các prôtêin đơn giản rồi đến prôtêin phức tạp, từ các nuclêôtit hình thành nên các axit nuclêic.
 
- Các chất hữu cơ càng phức tạp có khối lượng phân tử càng nặng, chúng theo mưa rơi xuống đại dương nguyên thủy.
 
b. Các thí nghiệm kiểm chứng: Hiện nay, trong phòng thí nghiệm, con người cũng đã tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ khi có điều kiện thích hợp:

- Cho tia điện cao thế phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO2, CH4, NH3 người ta đã thu được một số loại axit amin.
- Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, mêtan, amôniac, cacbon ôxit người ta cũng đã thu được những axit amin.
- Đun nóng một số hỗn hợp axit amin ở nhiệt độ từ 150°c - 180°c người ta thu được những mạch pôlipeptit.
- Với những điều kiện hóa học và năng lượng tương tự như diều kiện của quả đất nguyên thủy, các nhà khoa học cũng đã tổng hợp được các hợp chất hữu cơ phức tạp, kể cả một số pôlipeptit, pôlinuclêôtit.
 
2. Giai đoạn II: (Tiến hóa tiền sinh học)

Với 4 sự kiện nổi bật sau đây:

a. Sự tạo thành Côaxecva:

- Các chất hữu cơ hòa tan trong dung môi nước tạo ra những dung dịch keo, chúng đông tụ thành những giọt rất nhỏ gọi là Côaxecva.
 
- Trong phòng thí nghiệm người ta đã chứng minh hỗn hợp hai dung dịch keo khác nhau sẽ kết hợp lại thành giọt nhỏ gọi là Côaxecva.
 
- Côaxecva có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch nhờ đó lớn dần biến đổi cấu trúc nội tại của chúng. Dưới tác động cơ giới, Côaxecva phân thành những giọt nhỏ. Do vậy có thể xem Côaxecva đã có dấu hiệu sơ khai của trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản.
 
b. Sự hình thành lớp màng cách biệt giữa Côaxecva với môi trường:
 
- Lớp màng này được cấu tạo bởi prôtêin và lipit sắp theo trật tự xác định và nhờ đó Côaxecva trao đổi chất được với môi trường.
 
- Trong phòng thí nghiệm, con người cũng tạo được những Côaxecva có màng bán thấm.

c. Sự xuất hiện các emim:
 
- Enzim là những hợp chất hừu cơ có phân tử lượng tháp kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các pôlipeptit.
 
- Nhờ đó enzim đóng vai trò xúc tác các quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
 
d. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép:
 
Nhờ đó các dạng sống đã tái bản những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho các thế hệ sau.
 
Kết luận: Qua thời gian lịch sử lâu dài (khoảng 2 tỉ năm) quá trình chọn lọc tự nhiên giữ lại hệ prôtêin - axit nuclêic có thể phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mói. Tiến hóa từ vô bào đến đơn bào rồi đến đa bào.
 
II. Ngày nay sự sống không thể được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học nói trên, vì:
 
- Những điều kiện lịch sử hình thành quả đất đã trải qua.

- Nếu chất hữu cơ được hình thành theo phương thức hóa học nói trên, nó cũng sẽ bị làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn phân hủy).

- Hiện nay, sự sống chỉ có thể xuất hiện theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.
 
Câu 3. Giữa người và thú có những nét tương cận sau:
I. Bằng chứng về giải phẫu học so sánh:
1. Cấu tạo chung:
- Cơ thể đều đối xứng hai bên.
- Cột sống có trục chính.
- Cơ quan sinh dưỡng nằm phần bụng; cơ quan thần kinh nằm phần lưng.

2. Về bộ xương:
+ Đều có các thành phần giông nhau: xương đầu, xương mình, xương chi. Mỗi chi đều có xương đai vai, đai hông, xương đùi, xương ống, xương cổ, xương bàn, xương ngón.
+ Cột sống gồm các đốt khớp vói nhau, một số đốt khớp với xương sườn.

3. Nội quan:
+ Sắp xếp tương tự, cấu tạo chức năng từng cơ quan cũng tương tự.
+ Cũng như thú, người cũng có lông mao, tuyến sữa đẻ con và nuôi con bằng sữa, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.

4. Về cơ quan thoái hóa: Trong cơ thể có những cơ quan thoái hóa là những di tích của các cơ quan xưa kia vốn rất phát triển ở động vật có xương.
+ Ruột thừa là vết tích của ruột tịt, vốn phát triển ở động vật ăn cỏ.
+ Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt người là dấu vết mi mắt thứ ba ở lớp bò sát và chim.
+ Mấu lồi ở mép vành tai phía trên của người là vết tích đầu nhọn của vành tai thú.
+ Lớp lông mềm trên da người là vết tích của lớp lông dày bao phủ toàn thân động vật có vú. 
+ 5-6 đốt sống cụt ớ người là vết tích đuôi động vật. Tính ra, người có khoáng 108 cơ quan thoái hóa.
 
5. Bằng chứng về hiện tượng lại giống: Trong một sô trường hợp, do sự phát triển không bình thường của phôi, tái hiện một số dặc điểm ớ động vật gọi là hiện tượng lại giống như: người có đuôi dài từ 20 - 25cm; người có lỏng rậm khắp cả cơ thể, kế cả mặt; người có đến 3-4 đôi vú; người có móng tay mọc thành vuốt nhọn...
 
II. Bằng chứng về sinh hóa học: Người và thú có vú đều có:
+ Các phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất cơ bàn tương tự nhau.
+ Cơ chế tống hợp prôtêin trong tế bào như nhau.
+ Một số kháng sinh, vitamin, kháng thể của động vật cũng có tác dụng đối với người.
 
III. Bằng chứng phôi sinh học: Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật.
- Phôi được 18 - 20 ngày còn dấu vết khe mang ở phần cổ.
- Phôi 1 tháng, bộ não còn có 5 phần rõ rệt, giống như não cá, về sau các bán cầu đại não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhăn.
- Phôi được 2 tháng có đuôi dài, về sau biến thành xương cụt.
- Phôi được 3 tháng, ngón chân dài vẫn nằm đối diện với các ngón khác giống như ở vượn.
- Đến tháng thứ sáu, trên toàn bề mặt phôi vẫn còn một lớp lông mịn, chỉ trừ ở môi, gan bàn tay và gan bàn chân và rụng trước khi sinh 2 tháng.
Sự phát triển của phôi người có giai đoạn dài rất giống phôi vượn, chỉ giai đoạn cuối mới có sai khác.
 
IV. Bằng chứng về cổ sinh vật học:
 
Những hóa thạch của người tối cố cho thấy người vượn còn mang nhiều đặc điểm của vượn người như xương mặt lớn, hộp sọ nhỏ, vành mày phát triển, răng lớn, xương hàm dưới thô và không có lồi cằm, dáng đi khom ...
 
Kết luận: Những bằng chứng trên chứng minh quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người với thú.
 
Câu 4. 1. Dạng đột biến, số nuclêôtit của gen đột biến:

Theo đề: G – A = 20%   => G = X = 35%
Ta có: G + A = 50%             A = T = 15%
 
- Gọi N tổng số nuclêôtit của gen.
 
Ta có: h2
=> N = 3000 nuclêôtit

- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến.
A = T = 3000.15% = 450 nuclêôtit.
G = X = 3000.35% = 1050 nuclêôtit.

- Tỉ lệ các loại nuclêôtit của gen trước đột biến.
A : G = 15 : 35 ≈ 42,86%.

- Vì gen đột biến không đổi chiều dài nhưng đã thay đổi tỉ lệ A : G ≈ 43,27% suy ra dạng đột biến là thay một số cặp G - X bằng bấy nhiêu cặp A - T.
 
Cách 1: Gọi X là số cặp nuclêôtit thay thế (x nguyên dương).
Ta có phương trình:
 h3
Giải ra: x = 3.
Vậy dạng đột biến là thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T.
 
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến.
A = T = 450 + 3 = 453 nuclêôtit.
G = X = 1050 - 3 = 1047 nuclêôtit.
 
Cách 2: Vì chiều dài gen đột biến không đổi suy ra ta có hệ phương trình sau:

A + G = 1500 (1)                       T = 453 nuclêôtit.
A ≈ 43,27 % G = 0,4327 G (2)   G = X = 1047 nuclêôtit.
Vậy đột biến thuộc dạng thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T.
 
2. a. Trước đột biến: G : A ≈ 2,333.
Sau đột biến: G : A  ≈ 5 2,348.

- Ta có hệ phương trình:
A + G = 1500 (3) A = T = 448 nuclêôtit.
G = 2,348 A (4) / G = X = 1052 nuclêôtit.

b. Vậy đột biến thuộc dạng thay 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X.

c. Đột biến làm thay đổi nhiều nhất 2 axit amin trong sản phẩm giải mã.

d. - Nhu cầu nuclêôtit tự do sẽ tăng: G = X = (24 - 1).2 = 28 nuclêôtit.
- Nhu cầu nuclêôtit tự do sẽ giảm: A = T = (24 - 1).2 = 28 nuclêôtit.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây