Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 17.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 17, có đáp án.
Câu 1.
+ Lai kinh tế là gì? Lai kinh tế có gì khác so với ưu thế lai?
+ Tại sao trong chăn nuôi, trồng trọt người ta không dùng F1 làm giống?
+ Muốn duy trì biểu hiện ưu thế lai người ta sử dụng biện pháp nào?
 
Câu 2. Dựa vào sự phát triển sinh vật qua các đại địa chất, hãy rút ra các quy luật chung về quá trình phát triển của sự sống qua các đại.
 
Câu 3. Tại sao nói rằng: “Vượn người và người tiến hóa theo hai hướng khác nhau”.
 
Câu 4. Một gen có khỏi lượng 45.104 đvC, có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Cho biết dạng đột biến, số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit.

1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 1 liên kết.
2. Sau đột biến số liên kết hyđrô của gen giảm 2 liên kết. 

 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Lai kinh tế là gì:

+ Là trường hợp lai giữa bố mẹ thuần chúng, khác nhau về kiểu gen nhằm thu được F1 biểu hiện ưu thế lai rồi dùng làm sản phẩm chứ không dùng F1 để làm giống.

+ Như vậy ưu thế lai là một khái niệm còn lai kinh tế là biện pháp để tạo ưu thế lai.
 
2. Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta không dùng F2 làm giống vì từ F2 trở đi biểu hiện líu thế lai giảm dần, thay vào đó giống sẽ ngày càng bị thoái hóa, do xuất hiện các đồng hợp lặn biểu hiện tính trạng xấu.
 
3. Các biện pháp duy trì ưu thế lai:
+ Ở thực vật: người ta cho sinh sản dinh dưỡng như giâm, chiết, ghép, tháp.
+ Ở động vật: sử dụng phương pháp hồi giao (lai trở lại) với phương pháp này người ta sử dụng F1 lai với dạng bố mẹ ban đầu : F1 Aa X AA.
 
Câu 2. Dựa vào quá trình phát triển của sinh vật qua các đại, ta có thể rút ra các kết luận có tính quy luật sau đây:
 
1. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.
 
2. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật. Sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến một số loài rồi thông qua những mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều loài khác. Vì vậy sự phát triển cua sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
 
3. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Càng về sau sự tiến hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ thuộc vào môi trường. Đặc biệt sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.
 
Câu 3. Vì chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau:
 
Chỉ tiêu so sánh Người Vượn người
1. Dáng đi - Đi thẳng - Đi lom khom
2. Bộ xương 
a. X. đầu
- Xương sọ > xương mặt
 - Xương vành mày ít phát triển
- Răng và xương hàm dưới bé, ít thô
- Có lồi cằm
- Xương mặt > xương sọ
- Xương vành mày phát triển lớn
- Răng và xương hàm dưới phát triển lớn và thô
- Chưa có
b. X. mình - Cột sống cong chữ S
- Xương sườn, xương ức bé, lồng ngực hẹp theo chiều trước sau.
- Xương chậu rộng
- Cột sống cong hình vòng cung
- Xương sườn, xương ức lớn, lồng ngực hẹp theo chiều ngực hẹp theo chiều 2 bên.
- Xương chậu hẹp
c. X. chi - Chi sau dài hơn chi trước
- Ngón tay cái phát triển lớn và có vị trí linh hoạt .
- Ngón chân ngắn, ngón cái ít phát triển.
- Chân đã có gót, dạng vòm, đi đứng vững vàng, thăng bằng.
- Chi trước dài hơn chi sau
- Ngón tay cái ít phát triển có vị trí kém linh hoạt.
 - Ngón chân dài, phát triển mạnh.
- Chân chưa có gót, không có dạng vòm, không thăng bằng khi di chuyển
3. Bộ não - Khối lượng não lớn hơn 1000g
- Thể tích bán cầu não từ 1400 - 1600cm3 > 2,5 lần so với vượn người.
- Đã phân các thùy, rãnh, khúc cuộn và xuất hiện các trung tâm nên hoạt động phức tạp.
- Đã phân các thùy, rãnh, khúc cuộn và xuất hiện các trung tâm nên hoạt động phức tạp.
 - Khối lượng nào nhỏ hơn 600g.
- Thể tích bán cầu não khoảng 600cm3 < 2,5 lần so với người.
- Diện tích bán cầu não so khoảng 400cm2 < 3 lần so với người.
- Chưa có thùy đỉnh, thùy thái các dương, thùy trán, chưa có các trung tâm nên hoạt động trung tâm nên hoạt động kém phức tạp tinh tế so với người
4. Thần kinh cao cấp - Có khả năng tư duy trừu tượng.
 - Có hệ thống tín hiệu thứ lai (giọng nói, chữ viết)
- Chỉ có tư duy cụ thể
- Chưa có hệ thống tín hiệu lai thứ hai.
 
 
 
Kết luận: Từ những điểm khác nhau cơ bản nói trên ta có thể kết luận vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh, phát sinh từ nguồn gốc chung là vượn người hóa thạch và đã tiến hóa theo hai hướng khác nhau.
 
Câu 4.

- Tổng số nuclêôtit của gen: 45.104 : 300 = 1500 nuclêôtit.
- X - A = 20%                                    A = T = 15%.
X + A = 50%          suy ra                 G = X = 35%,
 
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến.
A =  T = 1500. 15% = 225 nuclêôtit .
G = X = 1500.35% = 525 nuclêôtit.
 
1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 1 liên kết.
 
+ Trường hợp 1: Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến:
A = T = 225 - 1 = 224 nuclêôtit; G = X = 525 + 1 = 526 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 2: Thay 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến :
A = T = 225 + 2 = 227 nuclêôtit; G = X = 525 - 1 = 524 nuclêôtit.
 
2. Sau đột biến, số liên kết hydrô của gen giảm 2 liên kết.

+ Trường hợp 1: Mất 1 cặp A - T.
- Số nuclêôtit lỗi loại của gen sau đột biến là:
A = T = 225 - 1 = 224 nuclêôtit; G = X = 525 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 2: Thay 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến :
A = T = 225 + 2 = 227 nuclêôtit; G = X = 525 - 2 = 523 nuclêôtit.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây