Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 47: Quần thể sinh vật

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 47: Quần thể sinh vật
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
 
2. Quần thể mang những đặc trưng riêng, không thể có ở cá thể, như đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể…Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và điều kiện sống của môi trường.
 
3. Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết – mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
 
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 17.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải quần thể sinh vật.
 
Bảng 47.1 Các ví dụ về một quần thể và không phải một quần thể sinh vật
 
Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.   x
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.   x
Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.   x
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.  x  
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam  x  
 
+ Quan sát hình 47.1 và cho nhận xét theo nội dung gợi ý trong bảng 47.3 
 
Bảng 47.3 Ý nghĩa sinh học của các dạng hình tháp tuổi
 
Dạng hình tháp Đáy của hình tháp rộng, hẹp hay trung bình? Tỉ lệ sinh của quần thể cao, thấp hay vừa phải? Số lượng cá thể của quần thể biến đổi theo hướng tăng, giảm hay ổn định?
Dạng phát triển rất rộng rất cao tăng mạnh
Dạng ổn định trung bình vừa phải ổn định
Dạng giảm sút Hẹp Thấp Giảm
 
+ Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao từ tháng 3 tới tháng 6 số lượng muỗi nhiều hay ít?
 
Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi nhiều
 
Số lượng ếch nhái tăng cao cào mùa mưa hay mùa khô?
 
Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
 
Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?
 
Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, thường xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.
 
+ Hãy cho hai ví dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
 
+ Ví dụ 1: Vào mùa mưa, số lượng cá thể trong quần thể sâu ăn lá tăng cao.

+ Ví dụ 2: Vào mùa khô, số lượng cá thể trong quần thể ếch nhái giảm.
 
B. Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
 
1. Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
 
Ví dụ trong quần thể ong mật:
 
+ Có sự phân công để cùng hỗ trợ cho nhau:
- Ong chúa: chuyên nhiệm vụ sinh sản.
- Ong thợ: có nhóm giữ nhiệm vụ hút mật, lấy phấn hoa, có nhóm làm vệ sinh tổ, nhóm bảo vệ..
 
- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh gây ra sự cạnh tranh gay gắt nhau về thức ăn, nơi ở dẫn đến sự xẻ đàn thì cạnh tranh nới được giảm nhẹ.
 
2. Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau đây hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?
 
Bảng 47.4 Số lượng cá thể ở ba nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai
Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định
Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển
Hình tháp của nai có dạng giảm sút
 
3. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
 
Mật độ quần thể không cố định ma thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:
 
+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già...
 
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.
 
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
 
Lợn, bỏ, gà, vịt, ngỗng được nuôi trong khu vườn nhà em có phải là một quần thể sinh rật không? Tại sao?
 
Gợi ý trả lời câu hỏi:
 
Các sinh vật kể trên không phải là một quần thể. Vì tuy chúng cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định nhưng chúng khác loài, và những loài khác nhau đó không có khả năng giao phôi với nhau để sinh sản tạo thế hệ mới (bò không giao phối với lợn, gà...)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây