Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Bài giảng tin học 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiết 2)

Bài giảng tin học 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiết 2)
       Tuần 2                                                                           Ngày soạn :12/9/2018
      Tiết 4                                                                             Ngày dạy : 14/9/2018
Bài 2:  LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH(TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
          - Biết ngôn ngữ lập trình gồm có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
          - Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra.
          - Biết cấu trúc của chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.
2. Kĩ năng:
          - Rèn luyện kĩ năng làm quen với các chương trình đơn giản.
3. Thái độ:
          - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHDH, chuẩn KTKN, SGK, máy tính,    
2. Học Sinh: SGK, xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp (1p)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn đình trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?   
3. bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ khoá và tên của chương trình (10’)
- Các từ như: Program, Uses, Begin gọi là các từ khoá.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Khi đặt tên cho chương trình cần phải tuân theo những quy tắt sau:
- Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Ngoài từ khoá, chương trình còn có tên của chương trình.
- Đặt tên chương trình phải tuân theo những quy tắt nào?
3. Từ khoá và tên:
- Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình.
- Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không đ¬ợc dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
 
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong ch¬ơng trình và do ng¬ời lập trình đặt theo quy tắc:
+ Tên bắt đấu bằng  một chữ cái
+ Tên không chứa khoảng cách 
+ Tên không đ¬ược trùng với các từ khoá.
+ Độ dài không quá 256 ký tự
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc  chương trình (10’)
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
Học sinh chú ý lắng nghe
4. Cấu trúc của một chương trình Pascal:
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ví dụ về ngôn ngữ lập trình (15’)
G : Khởi động chương trình T.P 

G : Giới thiệu màn hình soạn thảo của T.P
H : Quan sát và lắng nghe.
G : Giới thiệu các bước cơ bản để làm việc với một chương trình trong môi trường lập trình T.P
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình:
-  Khởi động chương trình :
- Màn hình T.P xuất hiện.
- Từ bàn phím soạn chương trình tương tự word.
- Sau khi đã soạn thảo xong, nhấn phím Alt+F9 để dịch chương trình.
- Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9
Hoạt động 4 : củng cố (3p)
  • Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
  • Lưu ý học sinh kiến thức trọng tâm
  • Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK
 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (1p)
- Học bài kết hợp SGK
- Trả lời các câu hỏi  SGK
- Xem trước bài thực hành 1
*RÚT KINH NGHIỆM:
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây