Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Bài kiểm tra học kì II, môn Ngữ Văn 7

Bài kiểm tra học kì II, môn Ngữ Văn 7, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn chấm.
1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là?
A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ.
C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai.
D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước.
 
Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là:
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân.
B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính.
C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của người dân.
 
Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
 
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muôn đề cập đến.
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng.
B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
D. Cả A, B, C.
 
Câu 5: Câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán” dùng phép liệt kê gì?
A. Liệt kê tăng tiến.
B. Liệt kê không tăng tiến,
C. Liệt kê theo từng cặp.
D. Liệt kê không theo từng cặp.
 
Câu 6: Khi nào phải làm văn bản bảo cáo?
A. Khi cần trình bày về sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập thể.
B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng.
D. Khi muốn xin giải quyết một việc.
 
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động (1 điểm).
Câu 2: Đặt một câu có cụm từ chủ - vị làm thành phần vị ngữ (1 điểm).
Câu 3: Tập làm văn (5 điểm)
Tục ngữ có câu “Thương người như thể thương thân”.
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích.
 
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
 
 
1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D A D C A
 
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1, Câu 2 đúng như yêu cầu mỗi câu 1 điểm.
Câu 3. Tập làm văn
* Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Về nội dung
а. Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
- Định hướng cho sự giải thích.
 
b. Thân bài (3 điểm)
- Giải thích nội dung, ý nghĩa: Đây là lời khuyên chí tình nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
- Tại sao yêu thương người như yêu thương chính bản thân mình?
- Điều này được biểu hiện như thế nào?
 
c. Kết bài (1 điểm)
- Câu tục ngữ là bài học về đạo lí làm người.
- Chúng ta phải phát huy truyền thống tốt đẹp này.
 
Bài làm tham khảo
 
Trong cuộc sống của chúng ta, thứ quý nhất không phải là vật chất xa hoa hay tiền tài danh lợi, thời gian mà nó xuất phát từ trong bản thân con người. Tình yêu thương, đó là tình cảm cao quý mà con người sẽ không thể sống nếu thiếu nó. Tình cảm ấy được vun đắp và phát triển từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa gia đình, thầy cô, bè bạn, người thân, …Và chính điều tình cảm thiêng liêng ấy mà ông cha ta đã đúc kết được kinh nghiệm về các ứng xử, đối nhân xử thể qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
 
Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ này trong đời sống của con người thì trước hết chúng ta cần tìm biết câu tục ngữ này được hiểu như thế nào, dùng để làm gì và dùng trong hoàn cảnh nào. “Thương thân” là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội Việt nam. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi xã hội, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn.
 
Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vì là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật…Đồng thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhất và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.
 
Cuộc sống xung quanh chúng ta còn nhiều vất vả khó khăn và có không ít các mảnh đời bất hạnh. Chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, giúp bạn vượt khó…. Còn gì cao quý hơn khi bạn sẵn sàng quyên góp số tiền dành dụm mấy tháng trời để giúp đỡ đồng bào miền Trung gặp bão lụt. Hay một đứa bé qua khỏi cơn nguy kịch của căn bệnh tim bẩm sinh nhờ sự đóng góp nhỏ bé của bạn. Nếu ví cuộc sống là một bộ ghép hình đầy sắc màu thì mỗi chúng ta là những mảnh ghép rời rạc. Lòng nhân ái chính là chất keo chắc chắn, đính những mảnh ghép ấy lại với nhau. Đừng nghĩ đến bản thân vì việc gì cũng nghĩ đến bản thân thì không bao giờ hạnh phúc được.
 
Cuộc sống hiện đại ngày nay, tình yêu thương ngày càng phát triển hay mai một đi theo thời gian thì đó đều do ý thức của mỗi người chúng ta. Vì thế, để có xã hội tốt đẹp đầy lòng nhân ái chúng ta phải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên, gom góp chút tiền giúp đỡ những người còn khó khăn, tránh vì lợi ích của mình mà gây hại cho mọi người cũng như cho đất nước.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây