Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng.

Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học có viết: “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên. !
Có thể nói Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động cách mạng chống thực dân Pháp. Cuộc đời Phan Bội Châu hoàn toàn hi sinh cho công cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc vào những thập niên đầu thế kỉ XX. Thơ văn ông là vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng sắc bén, là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước.
 
Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học có viêt: Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí vơi con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng .
 
Ta hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.
 
Trước hết, “con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị”.
 
Phan Bội Châu là nhà yêu nước, đó là điều khẳng định của lịch sử, như lời Đặng Thai Mai: “...Trong trí nhớ, trung ấn tượng, trong phán đoán của công chúng nước ta, Phan Bội Châu là một nhà chí sĩ yêu nước, một bậc tiền bối cách mạng hăng hái kiên quyết, dù thể hiện được một cách hùng hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất cứu dân tộc trong thời kì hai mươi lăm năm đầu thế kỉ.
 
Thật vậy, suốt mấy mươi năm dài, ông bôn ba vận động cách mạng từ trong nước đến nước ngoài, hoạt động ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan cho đến khi bị giam lõng ở Huế. Ông đã tổ chức nhiều phong trào yêu nước như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội... Từ một trí thức phong kiến vêu nước, Phan Bội Châu trở nhà thành cách mạng dân chủ tư sản.
 
Không chỉ là một lãnh tụ cách mạng, Phan Bội Châu còn là một nhà thơ yêu nước. Sáng tác cua ông là đỉnh cao của thơ ca yêu nước cách mạng vào đầu thế kỉ này với hàng trăm bài thơ văn, hàng chục quyển sách thuộc nhiều thể loại văn chương.
Từ trước, ông đã phê phán quan niệm dùng văn chương để lập thân như lời thơ của Viên Mai:
 
Mỗi phận bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương.
(Mỗi bữa không quên ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương).
(Tùng viên thi thoại)
 
Ông chỉ xem văn chương như là một trong những phương tiện đánh giặc, văn chương để bút chiến. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, phan Bội Châu viết hịch Bình Tây thu Bắc. Sau đó viết Lưu cầu huyết lệ tân thư như một mối dây liên kết tác giả với những sĩ phu yêu nước. Lúc ở nước ngoài, Phan Bội Châu sáng tác nhiều hơn, bất lực của ông mạnh hơn: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, và viết Ngục trung thư khi bị giam ở Quảng Châu.
 
Với nội dung yêu nước thương dân sâu sắc, theo quan niệm dùng văn chương phục vụ chính trị, thơ văn của Phan Bội Châu có một điểm nhất quán giữa nhiệt tình yêu nước và quyêt tâm làm cách mạng. Tư tưởng ấy được tác giả đưa vào văn học một cách tự giác. Nói cách khác “con người viết văn và con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị”.
 
Cho nên, như một hệ quả tất yếu, “ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước”.
 
Vận mệnh của Phan Bội Châu như đã gắn chặt với vận mệnh của dân tộc: “Tôi sinh ra lúc Nam Kì bị mất đã 6 năm rồi (...). Năm tôi 19 tuổi (...), quân Pháp chiếm kinh thành Thuận Hóa...”. Phan Bội Châu đã xúc động thống thiết trước những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ hi sinh chống Pháp: “Ông Trương Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà tuẫn tiết, chuyện đó tôi thường bùn đến, lại nắm tay đâm ngực xâu hổ phải lùi sau hai ông”...(Ngục trung thư).
 
Phan Bội Châu căm thù bọn thực dân đã bóc lột nhân dân ta tận xương tủy:
 
Trăm thứ thuê, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ xe
(Hải ngoại huyết thư)
 
Và xót xa tủi nhục cho kiếp nô lệ của nhân dân ta:
 
Nó nuôi mình nhu trâu như chó,
Nó coi mình như cỏ nhu rơm.
(Hải ngoại huyết thư)
 
Ông đả kích bọn vua chúa chỉ lo hưởng thụ:
 
Cơm ngự thiện bữa nghìn quan,
Ngoài ra dân đói, dân tàn mặc dân.
 
Để rồi chỉ biết đầu hàng giặc xâm lược:
 
Khi giặc đến, người trong phản trước,
Đem của dân vạch chước hòa thân.
 
Thư văn ông còn tố cáo bọn quan lại sâu mọt:
 
Ngày mong mỏi vài con ấm tử,
Tối vui chơi mấy đứa hầu non,
Trang hoàng gác tía lầu sun.
Đã hao mạch nước lại mòn xương dân.
( Hải ngoại huyết thư)
 
Phan Bội Châu còn bày tỏ lòng yêu nước một cách sâu xa. Ông đã ý thức rõ trách nhiệm cứu nước:
 
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
(Chơi xuân)
 
Do đó, ông ôm ấp hoãi bão giải phóng đất nước:
 
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!
(Chơi xuân)
 
Với quan niệm yêu nước mang nội dung dân chủ, tiến bộ: “Dân là nước, nước là dân”. Không chỉ nêu trách nhiệm cứu nước, Phan Bội Châu còn lao vào cuộc đấu tranh chống Pháp không chút do dự: “...bọn tôi dà hiến thân thờ nước, đầu lâu tính mệnh có thể hi sinh được hết, thì con đường họa phúc lợi hại sao trù trừ mà tránh được nữa chăng?” (Ngục trung thư).
 
Đấu tranh bằng một hào khí ngất trời:
 
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
(Lưu biệt khi xuất dương)
 
Khi bị bắt giam, nghĩ mình không thoát khỏi cái chết, ông vẫn tỏ rõ khí phách hào hùng của một người chiến sĩ yêu nước:
 
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
(Cảm tác trong ngục Quảng Đông)
 
Ngòi bút Phan Bội Châu còn “sáng ngời lí tưởng anh hùng”. Bên cạnh những câu thơ trung “huyết thư” thỏ hiện nồi đau lòng trước canh vong quốc, ông còn cho rằng cần nhiều bậc anh hùng đảm nhận trách nhiệm yêu nước. Cho nên ông tập trung thể hiện nhân vật anh hùng trong thơ văn. Các tác phẩm Việt Nam nghĩa liệt sĩ, Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu niên biểu đã khắc họa những bậc anh hùng hi sinh trong các phong trào chống Pháp. Bên cạnh các anh hùng tên tuổi, còn có những hào kiệt vô danh xuất thân từ quần chúng lao động. Trùng Quang tâm sử miêu tả những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như các nhân vật anh Xí, ông Võ, anh Phấn ... Đặc biệt, vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp cứu nước rất được coi trọng: nhân vật cô Chí trong Trùng Quang tâm sử là một nữ anh hùng tài trí, có tâm cơ, nhất là có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
 
Phan Bội Châu còn bày tỏ quan điểm của mình về vai trò của cá nhân và quần chúng. “Lê Lợi là một vị anh hùng nổi tiếng lừng lẫy hơn đời đấy thôi. Nếu không co ức triệu anh hùng đó vô danh khúc lôi kéo để thúc đẩy, để giúp đỡ cho thì vị anh hùng cũng không thể thành công được”. (Trùng Quang tâm sử).
 
Quan niệm về lí tưởng anh hùng này tuy chưa toàn diện như chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vô sản nhưng vẫn mang yếu tố tích cực. Đây cũng là một mặt của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu.
 
Tóm lại, Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lớn, đồng thời cũng là một nhà văn lớn, vì trước hết ông có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm cứu nước không gì lay chuyển nổi. Ông đã bôn ba đi tìm con đường giải phóng dân tộc và cống hiên đời mình cho công cuộc cứu nước, đồng thời để lại nhiều tác phẩm yêu nước có giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Cuộc đời và thơ văn Phan Bội Châu đã chứng minh rằng muốn phục vụ cách mạng bằng văn học nghệ thuật thì trước hết phải có lòng yêu nước tha thiết và có lí tưởng vì dân vì nước. Quả thật “Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây