Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 101 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 101 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện kỉ năng thực hiện các thao tác làm văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành luyện tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về một số đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Mục tiêu: Biết cách làm kiểu bài nghị luận.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 30p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS đọc các đề văn SGK/22.
? Các đề bài trên có điểm gì gống nhau?Chỉ ra điểm giống đó?
HS: ( Trả lời )      



GV: Nhận xét, bổ sung.
? Sự khác nhau giữa các đề là gì?
HS: ( Trả lời )






GV: Nhận xét, bổ sung.
-> Gọi HS đọc để 1.
? Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại.
? Nội dung gồm mấy ý?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Tư liệu viết bài lấy từ đâu?
HS: ( Trả lời)
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc đề 4.
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nào?Hoàn cảnh ấy có bình thường không? Tại sao?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét. Bổ sung.
? Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật?Tư chất gì đặc biệt?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Hiền thành công?
HS: ( Trả lời )
GV: ? So sánh đề 1 và đề 4?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và kết luận.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Các đề bài : ( SGK/22 )
- Giống nhau:
+ Đối tượng: Là việc, hiện tượng đời sống.
+ Phần nêu yêu cầu: Thường có mệnh lệnh ( Nêu suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, bày tỏ thái độ của mình. )
- Khác nhau:
(1 ) + Có sự việc, hiện tượng tốt -> Biểu dương ca ngợi.
    + Có sự việc, hiện tượng không tốt
-> Lưu ý, phê bình, nhắc nhở...
(2) + Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, mẩu tin để người làm bài sử dụng.
    + Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
* Đề 1: HS nghèo vượt khó, học giỏi.



- Nội dung:
+ Bàn luận về một số tấm gương.
+ Nêu suy nghĩ của mình.

- Tư liệu:
+ Vốn sống trực tiếp.
+ Vốn sống gián tiếp.

* Đề 4:
- Hoàn cảnh nhà Nguyễn Hiền: Nghèo khó.



- Đặc điểm: Ham học, thông minh, mau hiểu.

- Nguyên nhân thành công: Kiên trì vượt khó.
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nêu đặc điểm kiểu bài nghị luận?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị phần tiếp theo bài:Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây