Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 110 -Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 110 -Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS hiểu được thế nào là bài nghị luận vè một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:          
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng tìm hiểu và phân tích thực hành làm bài nghị luận.
3. Thái độ:
    - Giáo dục HS thái độ học tập tốt, có ý thức viết văn hiệu quả và sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Qua con mắt nhà khoa học và nhà thơ, hình tượng cừu hiện lên như thế nào? Chó sói hiện lên ntn?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc ví dụ ( SGK/34 ).



? Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )      
GV: Nhận xét, bổ sung.

? Văn bản trên được chia làm mấy phần?Hãy chỉ ra nội dung từng phần?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung.




? Các phần có mối quan hệ như thế nào?
HS: ( - MB: Nêu vấn đề
   - TB: Lập luận chứng minh vấn đề
   - KB: Mở rộng vấn đề để bàn luận. )
GV: ? Hãy đánh dấu những câu mang luận điểm chính của bài?
HS: ( 1. Tri thức là sức mạnh ( Bê-tơn )
Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh ( Lê- Nin )
  1. Tri thức đúng là sức mạnh
  2. Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
  3.  Tri thức có sức mạnh như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người còn chưa biết quý trọng tri thức. )
GV: Nhận xét, chốt ý.

? Văn bản trên sử dụng phép lập luận nào là chính?
HS: ( - Phân tích từ luận điểm xuất phát.
  • Đưa ra các luận điểm bộ phận để làm sáng tỏ.
  • Dùng dẫn chứng để chứng minh luận điểm đúng, thuyết phục người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của XH.)
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
HS: ( Trả lời)
GV: Nhận xét. Rút ra kết luận.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/36 )
HS: ( Đọc ghi nhớ)       
GV: Chuyển ý.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1. Ví dụ:
- Văn bản: Tri thức là sức mạnh
  2. Nhận xét:
- Vấn đề nghị luận: Vai trò của tri thức trong đời sống.


- Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận.
- Thân bài:
+ Luận điểm 1: Tri thức là sức mạnh
+ Luận điểm 2: Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
  • Kết bài: Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ.

-> Mối quan hệ giữa các phần chặt chẽ, cụ thể.
-> Các luận điểm được diễn đạt rõ ràng, dứt khoát.


















3. Kết luận:
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí bắt đầu từ một tư tưởng đạo lí, sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích... để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề, tư tưởng đạo lí đó.
  * Ghi nhớ: ( SGK/36)
 
Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
- Mục tiêu: thực hành kiến thức.
- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK.
-> Gọi HS đọc văn bản:
“ Thời gian là vàng” ( SGK/36 )
HS: ( Hoạt động độc lập )








HS: ( Trình bày bài làm )
GV: Nhận xét và sửa chữa.
II. Luyện tập:
 
 * Bài tập:  
- Văn bản: Thời gian là vàng (SGK/36 )

- Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Bàn luận về giá trị của thời gian.
- 4 luận điểm chính của văn bản:
 + Thời gian là sự sống
 + Thời gian là thắng lợi
 + Thời gian là tiền bạc
 + Thời gian là tri thức
- Phép lập luận: Phân tích chứng minh.
-> Có sức thuyết phục giản dị, dễ hiểu.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Yêu cầu về nội dung đối vời bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, chuẩn bị tốt kiến thức chuẩn bị viết bài TLV số 5.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây