Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 127 - Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý

Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 127 - Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Hiểu được cách xác định nghĩa tường minh và hàm ý..
    - Vận dụng lí thuyết làm bài thực hành.
2. Kĩ năng:          
   - Rèn luyện cho HS biết đặt câu có chứa nghĩa tường minh và hàm ý khi giao tiếp hiệu quả.
3. Thái độ:        
   - Giáo dục cho HS ý thức tự giác, tích cực vận dụng nghĩa tường minh và hàm ý vào giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con”? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS đọc và phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
- Mục tiêu: Biết được thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 16p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc VD ( SGK/74, 75 )

? Hãy cho biết cách hiểu của câu trên?

HS: ( 1. Chỉ còn năm phút là phải chia tay mang tính phổ biến.
      2. Tiếc qua, không còn đủ thời gian để trò chuyện.
     - Giá như ở lại thêm một thời gian nữa thì hay biết bao.
    - Tại sao lại cứ phải chia tay nhỉ?)
GV:  Chốt lại.
( - Cách hiểu mang tính phổ biến là nghĩa tường minh.
 - Cách hiểu không mang tính phổ biến là hàm ý. )
? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt ý.
-> Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ )
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
  1. Ví dụ: ( SGK/ 74, 75 )
 - Trời ơi, chỉ còn năm phút.
  2. Nhận xét:

- Thời gian trôi đi nhanh quá.








   3. Kết luận:
- Nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý: Phần thông báo được suy ra từ những từ ngữ trong câu.

* Ghi nhớ: ( SGK/75 )
Hoạt động 2: : HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
( SGK/75 ).
HS: ( Đọc và xác định yêu cầu bài tập)
-> Làm theo hướng dẫn của GV.
-> Trình bày.
GV: Nhận xét và chốt lại.
              


GV: Yêu cầu HS đọc bài bài tập 2, 3.
-> HDHS làm.
HS: ( Làm bài tập
   -> Trình bày đáp án. )


GV: Nhận xét và sửa chữa.
 II. Luyện tập:    
 
  1. Bài tập 1: ( SGK/ 75 )
a. Cụm từ “tặc lưỡi”: Nhà họa sĩ chưa muốn chia tay.
b. Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa:
- Mặt đỏ ửng: Ngượng ngùng, khó nói.
- Nhận lại chiếc khăn mùi xoa: Cảm ơn.
- Quay vội đi: Lúng túng, bối rối.
  2. Bài tập 2: ( SGK/75 )

- Hàm ý “ Tuổi già cần nước chè”
-> Chưa kịp uống đã phải đi.

3. Bài tập 3: ( SGK/ 75, 76 )
 - Hàm ý “ Cơm chín rồi”-> Vào ăn cơm đi!
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 4p
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Lấy ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây