Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 95 - Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 95 - Tập làm văn:  PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU:                                      
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm về phân tích và tổng hợp.
- Hiểu và vận dụng được các phép phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận.
2. Kĩ năng:                  
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong làm văn.
4. Định hướng phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
-  Năng lực chuyên biệt:   Giao tiếp, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách GK, giáo án
2. Học sinh: Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở , liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Khởi ngữ là gì ? cho ví dụ ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ:
- Mục tiêu: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 13p
- Điều  chỉnh:
.........................................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK/9.


? Thông qua một loạt dẫn chứng ở phần mở bài. Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.


? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?Hãy chỉ ra?
HS: ( Trả lời )



GV: Nhận xét, chốt ý.
? Để xác lập 2 luận điểm trên, tác giả dùng phép lập luận nào?
HS: ( Lập luận phân tích:
 + Lđ’1: Ăn cho mình mặc cho người.
  • Cô gái 1mình trong hang sâu… chắc không đỏ chót móng chân, móng tay.
  • Anh TN đi tát nước… chắc không sơ mi phẳng tắp.
  • Đi đám cưới…chân lấm tay bùn
  • Đi dự đám tang không được ăn mặc áo quàn lòe loẹt, nói cười oang oang.
  + Lđ’2: Y phục xứng kì đức
  • Dù mặc đẹp đến đâu… làm mình tự xấu đi mà thôi.
  • Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. )
GV: Nhận xét.
? Phép lập luận này làm rõ luận điểm nào của tác giả?
HS: ( Cuối văn bảnà Lập luận tổng hợp. )
GV: ? Vậy, em hiểu phân tích là gì?Vai trò?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Tổng hợp là gì? Vị trí?
HS: ( Trả lời )
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ )
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
  1. Ví dụ: ( SGK/9 )


  2. Nhân xét:
            
- Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề. Cụ thể là sự đồng bộ, hài hòa giữa quần áo, giày, tất trong trang phục của con người.

-  Luận điểm 1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh và mang tính văn hóa xã hội.
- Luận điểm 2: Trang phục phù hợp với đạo đức, giản dị và hài hòa với môi trường xung quanh.




















- Phân tích: Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.

- Tổng hợp: Rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( Thường đặt ở cuối đoạn, cuối bài. )
   * Ghi nhớ: ( SGK/10 )
 
Hoạt động 2:  HDHS luyện tập:        
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 15p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

HS: ( Đọc yêu cầu bài tậpà Làm bài tập và trình bày.)






GV:  Nhận xét, sửa chữa.
à Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
HS: ( Hoạt động độc lập và trả lời)
GV: Nhận xét và kết luận.
II. Luyện tập:
  1. Bài tập 1: 
- Học vấn là thành quả tích lũy của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
- Muốn phát triển học thuật phải bắt đầu từ kho tàng quý báu được lưu giữ trong sách.
- Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức, về kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại.
  2. Bài tập 2:
- Sách nhiều, chất lượng khác nhau.
- Sức người có hạnà Lãng phí sức.
- Sách chuyên môn và sách phổ thồn có liên quan đến nhau.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Thế nào là phân tích? Tổng hợp?
- Điều  chỉnh:................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Tìm đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây