Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 99 - Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 99 - Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được hai thành phần biệt lập là thành phần tình thái và cảm thán.
- Thấy được công dụng của mỗi thành phần biệt lập trong câu.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt câu và viết đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức sử dụng các thành phần biệt lập khi đặt câu, viết đoạn văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, trình bày.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành luyện tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”.
+ Giới thiệu bài mới: Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như: CN, VN, BN, TN... các thành phần này nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần gì? Vai trò của chúng trong câu ra sao?
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về thành phần tình thái:
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm và lấy được ví dụ.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 9p
- Điều  chỉnh:..............................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
? Các từ “chắc” và “có lẽ” thể hiện thái độ gì của người nói?
HS: ( Trả lời )      
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Nếu bỏ đi các từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi không ? Vì sao?
HS:  ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại:
à Các từ in đậm chỉ thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu chứ không phải là thông tin sự việc ở trong câu.
? Vậy thành phần tình thái là gì ?Hãy tìm những từ tình thái gắn với thái độ tin cậy ?
HS: ( Trả lời )
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1 ( SGK/18 )
HS: ( Đọc ghi nhớ)       
GV: Nhận xét. Chốt ý.
I. Thành phần tình thái:

1. Ví dụ:  ( SGK/18)

2. Nhận xét:
a. Chắc : Sự tin cậy khá cao
b. Có lẽ : Độ tin cậy thấp
à Thể hiện nhận định của người nói

- Nếu bỏ các từ in đậm thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi.

 


Các loại :
+ Tin cậy : Chắc chắn , có vẽ như , hình như, có lẽ…
+ Ý kiến của người nói : Theo tôi , ý tôi là…
+ Thái độ với người nghe :  A, ạ, đấy , nhé , hử…
 * Ghi nhớ:  ( SGK/18)
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về thành phần tình thái:
- Mục tiêu: NHận biết các thành phần tình thái.
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 10p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................

GV:  Yêu cầu HS đọc ví dụ ( SGK ).
? Từ “Ồ” và “ Trời ơi” có chỉ những sự vật, sự việc gì không?
HS: ( Không chỉ các sự vật, sự việc.)
GV: ? Biểu hiện  thái độ gì của người nói ? Nhờ vào từ ngữ nào mà ta hiểu được tại sao người nói “Ồ”hay “Trời ơi”?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Vậy, theo em các từ ngữ in đậm dùng để làm gì?
HS: ( Không dùng để gọi ai.
VD: Ôi! kì lạ thiêng liêng – Bếp lửa. )
? Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?
HS: ( Trả lời )
à Gọi HS đọc ghi nhớ 2 ( SGK )
GV: Nhận xét, chốt ý.
II. Các thành phần cảm thán:
    1. Ví dụ:   ( SGK/18 )


 2. Nhận xét:

a. : Ngạc nhiên
b. Trời ơi : Nuối tiếc
 

  




* Ghi nhớ 2: ( SGK/18 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 15p
? Nêu sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ?
- Điều  chỉnh:.................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
à HDHS làm bài.
HS:  ( 2 em HS lên bảng làm )


GV : Nhận xét và chốt lại.                 
à Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
à HDHS lên bảng làm bài.

HS: ( Lên bảng)





GV: Nhận xét.
à Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS: ( Làm bài tập theo nhóm bànà Trình bày đáp án. )



GV: Nhận xét và sửa chữa.
à Gọi HS đọc bài tập 4.
à HDHS cách làm.
HS: ( Về nhà làm bài tập 4.)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:  Tìm các thành phần tình thái, cảm thán?
a. Có lẽ : Tình thái
b. Chao ôi : Cảm thán
c. Hình như : Tình thái
d. Chả nhẽ : Tình thái
2. Bài tập2:  Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy ( Chắc chắn)
1. Dường như - Hình như
2. Có vẻ như
3. Có lẽ   
4. Chắc là
5. Chắc hẳn
6. Chắc chắn
3. Bài tập 3: ( SGK/19 )

- “ Chắc chắn”à Độ tin cậy cao nhất.
- “ Hình như” à Độ tin cậy thấp nhất
à Tác giả Nguyễn Quan Sáng dùng
“ Chắc” vì:
+ Theo huyết thốngà Sự việc sẽ xảy ra như vậy.
+ Do thời gian, ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Thế nào là thành phần tình thái?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................

​​​​​​
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây