Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com


Kể về tấm gương hiếu học

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên. Nhưng tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Lúc còn nhỏ, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, Ký  thích lắm. Thấy con ham học, năm lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn Ký đến trường để xin học, cô giáo phân vân nhưng rồi cũng đồng ý cho Ký vào học. Hồi đó ở cuối lớp cô giáo trải chiếu cho Ký tập viết bằng chân. Ký kiên nhẫn bền bỉ luyện tập nên chữ viết ngày càng đều và đẹp hơn. Bao năm khổ công rèn luyện Ký đã thành công khi là sinh viên Trường đại học tổng hợp. Vượt qua tất cả khó khăn, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhà giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục nước nhà.
 
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã vẽ lên một huyền thoại, là một tấm gương vượt khó, là biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
 
BÀI LÀM 2

Từ xưa đến nay, đã có biết bao người gặp khó khăn nhưng nhờ có ý chí mạnh mẽ mà đã thành công. Đó là những tấm gương để chúng ta học hỏi. Em xin kể một câu chuyện có thật đó.
 
Vào đời vua Trần Nhân Tông, Có một gia đình nghèo sinh được người con trai tên là Nguyễn Hiền. Khi còn bé, cậu bé đã biết làm diều để chơi. Đến tuổi đi học, cậu bé học rất giỏi nên vẫn có thời gian để chơi thả diều. Sau đó, vì nhà nghèo nên cậu phải bỏ học để đi chăn trâu. Nhưng cậu vẫn cố công vừa học, vừa làm và vẫn còn thì giờ để chơi thả diều. Đến kỳ thi, cậu đỗ trạng nguyên khi mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
 
Dù không được đến lớp vì nhà nghèo, nhưng với ý chí cao, cậu bé Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Ông đã chứng tỏ một điều là: Với ý chí mạnh mẽ, không có việc gì mà không làm được.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây