© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7

Thứ năm - 28/11/2019 11:11
Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm, Mời các bạn cùng tham khảo.
I. Trắc nghiệm khách quan: (3,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Sống xét nét, cố chấp.       
B. Sống ích kỉ, nhỏ nhen.
C. Sống ngăn nắp, chu đáo.   
D. Sống bê tha.

Câu 2 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Mải chơi không làm bài tập về nhà.
B. Vò nát bài kiểm tra khi bị điểm kém.
C. Nói chuyện trong giờ học.
D. Thăm thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11.

Câu 3 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Sống luộm thuộm, bừa bãi.
B. Sống trung thực, nghiêm túc.
C. Sống gian dối.
D. Sống chỉ biết đến quyền lợi của bản thân.

Câu 4 (0,5 điểm). Tên vị anh hùng dân tộc Việt Nam đã khảng khái nói với quân thù khi bị dụ hàng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”? Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Trần Nguyên Đán.   
B. Trần Hưng Đạo.
C. Trần Bình Trọng.     
D. Trần Nguyên Hãn.

Câu 5 (1,5 điểm). Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trông trong bảng sau:
1. Người trung thực luôn nói ra tất cả những điều mình biết, mình đã làm với mọi người.  
2. Nói dối kẻ gian, kẻ địch là người thiếu trung thực.  
3 Mua tăm ủng hộ hội người mù là thể hiện sự đoàn kết, tương trợ.  
4. Học sinh học lực yếu và trung bình không thể có tính tự tin.  
5. Coi trọng và biết giữ gìn phẩm cách là biểu hiện của sự tự trọng.  
6. Trẻ em có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.  

II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Thế nào là gia đình văn hoá? Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2 (2,5 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự khoan dung? Giải thích lí do mà em lựa chọn?
A. Hay đố kị, ghen ghét.
B. Hay nói xấu sau lưng người khác.
C. Để ý đến lỗi nhỏ.
D. Nhẹ nhàng góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.

Câu 3 (2 điểm). Cho tình huống:
Sau tiết thực hành môn Hoá học, Tùng được phân công rửa các đồ dùng thí nghiệm. Vào phòng vệ sinh, Tùng đổ hết tất cả các chất hoá học trong lọ thí nghiệm ra nền nhà rồi đi ra ngoài. Bác lao công phát hiện ra và gọi Tùng quay trở lại. Tùng vẫn không nghe và chối không nhận hành vi sai trái của mình.
Em có nhận xét gì về hành vi của Tùng?
---------------------------
 
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Chọn câu C
Câu 2 (0,5 điểm): Chọn câu D
Câu 3 (0,5 điểm): Chọn câu B
Câu 4 (0,5 điểm): Chọn câu C
Câu 5 (l,5đ). Yêu cầu học sinh lựa chọn được: (một lựa chọn đúng được 0,25 điểm):
1, 2, 4: S
3, 5, 6: Đ

II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Có 2 yêu cầu:
* Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
* Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách:
- Chăm ngoan, học giỏi.
- Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Thương yêu anh chị em.
- Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

Câu 2 (2,5 điểm). Có 2 yêu cầu:
* Chọn ý D là đúng. (0,5 điểm)
* Giải thích: Vì nhẹ nhàng góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm là hành vi thể hiện sự thông cảm với hoàn cảnh riêng tư, với cá tính của người khác khi họ có mắc lỗi lầm. Việc làm này còn thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, quý mến bạn thực sự và mong muốn bạn trở thành người tốt. (2 điểm)
Câu 3 (2 điểm). Nhận xét hành vi của Tùng:
- Việc Tùng chối không nhận hành vi sai trái của mình chứng tỏ Tùng không có tính trung thực và thiếu lòng tự trọng. (1 điểm)
- Việc Tùng đổ các hoá chất ra nền nhà vệ sinh là việc làm gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người xung quanh. Hành vi của Tùng rất đáng chê trách. (1 điểm).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây