© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương rút gọn ôn thi học kì 2, Giáo dục Công dân 12

Thứ hai - 29/06/2020 11:26
Đề cương rút gọn ôn thi học kì 2, Giáo dục Công dân 12
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ.
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân.
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vừng của đất nước.
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Nêu được các khái niệm:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.

- Quyền tự do ngôn luận.
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Hiểu được nội dung:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
- Quyền tự do ngôn luận.
Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
¬ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.

Biết nhận xét, đánh giá các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do ngôn luận.
 

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ.
Nêu được các khái niệm:
- Quyền bầu cử và ứng cử.
- Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thứ dân chủ gián tiếp ở địa phương và trong phạm vi cả nước.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân
- Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
- Là quyền của công dân tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế, xã hội.
- Quyền khiếu nại, tố cáo.
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại là quyền CD, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền CD được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Hiểu được nội dung:
- Quyền bầu cử và ứng cử.
* Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
- Mọi công dân 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân theo quy định của pháp luật.
- Công dân được hưởng quyền bình đẳng trong bầu cử, ứng cử, không có sự phân biệt đối xử trg việc thực hiện quyền này.
=> Luật bầu cử quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được thực hiện quyền này:
- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử:
 + Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp lí.
 + Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
 + Người đang bị tạm giam...
- Những TH không được thực hiện quyền ứng cử: (Đọc thêm)
* Các hình thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
- Bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín.
- Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng 2 con đường: Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
- Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
* Ở phạm vi cả nước:
- Tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các vấn đề văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến quyền lợi và lợi ích cơ bản của công dân.
- Thảo luận và biểu quyết những vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân.
* Ở phạm vi cơ sở.
- Dân chủ trực tiếp được thực hiện cơ sở cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra.
- Quyền khiếu nại, tố cáo.
* Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết tố cáo: người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;
- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Các cơ quan tố tụng ( điều tra, kiểm sát, toà án) nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự.
* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết.
Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến chính quyền, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân trong thực tế cuộc sống.
Biết thực hiện các quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân.
- Nêu được KN, ND  các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Quyền học tập của công dân
* Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Nội dung quyền học tập của công dân
Nội dung Biểu hiện Ví dụ
Quyền học tập không hạn chế
(Tuy nhiên mỗi người có thực hiện được quyền này hay không còn tùy thuộc vào khả năng cá nhân, thông qua các kì thi tuyển sinh theo quy định của Bộ GD và ĐT).
- Học từ thấp đến cao
- Tiến hành theo quy định của pháp luật
-TiH, THCS, THPT
-Học THCN, CĐ,ĐH,TrênĐH
Học bất cứ ngành nghề nào
(Tùy theo khả năng, sở thích và điều kiện của mình và theo những tiêu chuẩn quy định của nghành GD và ĐT của từng cơ sở đào tạo).
- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân. - Kỹ sư, bác sỹ, luật sư, giáo viên….
Học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, học suốt đời.
(Đây là một quan niệm mới và nội dung mới của pháp luật nước ta nhằm mở rộng cánh cửa học đường cho mọi người, làm cho cả nước trở thành một XH học tập.)
- Học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục.
- Học ở các độ tuổi khác nhau.
- Bán công, tại chức, trung tâmgiáo dục thường xuyên...
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳngvề cơ hội học tập.
(Thể hiện bản chất tốt đẹp hơn hẳn của chế độ xã hội ta so với các chế độ xã hội trước đó).
- Không phân biệt dân tộc tôn giáo, giới tính, thành phần.
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập.
- Chính sách nhà nước tạo cơ hội cho mọi người: Cho SV nghèo vay vốn,....

Quyền sáng tạo
 
* Khái niệm:  Đó quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ,…
- Quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra sản phẩm công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ.
* Pháp luật nước ta: Một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Mặt khác trừng trị những hành vi xâm phạm quyền tự do sáng tạo của công dân.
Quyền được phát triển của công dân
* Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
* Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:
- Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
- Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Hiểu được nội dung các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Biết nhận xét, đánh giá các hành vi vi phạm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vừng của đất nước.
- Nêu được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội.
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế
* Quyền tự do kinh doanh của công dân
Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh.
Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
+ Quyền tự do kinh doanh được hiểu theo các nội dung sau đây:
 - Một là, công dân có quyền tự do lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào. Ví dụ: sản xuất đồ điện, hàng tiêu dùng, hoặc buôn bán hàng may mặc.
 - Hai là, công dân có quyền quyết định quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, mức vốn đầu tư nhiều hay ít, địa bàn kinh doanh rộng hay hẹp.
 - Ba là, công dân có quyền lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức kinh doanh. Ví dụ: có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hoặc có thể không cần thành lập công ty mà chỉ cần đăng ký kinh doanh hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình.
Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội
* Pháp luật về việc làm
Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới.
Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;…
Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,…
Chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm tăng trưởng kinh tế, Nhà nước ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

- Hiểu được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế và phát triển các lĩnh vực xã hội.
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây