© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi GDCD lớp 12 học kì II năm học 2018 (Đề 4)

Thứ ba - 08/05/2018 23:29
Đề thi GDCD lớp 12 học kì II năm học 2018 (Đề 4), có đáp án
Câu 1: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền 
A. ứng cử.                               B. bầu cử.                                C. tố cáo.                                 D. khiếu nại.  

Câu 2. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.                                        B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.                                     D. cách thức khiếu nại, tố cáo.

Câu 3: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.        B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.                                     D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín.

Câu 4: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho xã T. Hành vi này của anh A thuộc quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử                             B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.                          D. Quyền tự do lập hội và tự do hội hợp.

Câu 5: Ủy ban nhân dân xã  A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng cầu địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp.              B. Dân chủ công khai.                        C. Dân chủ trực tiếp.  D. Dân chủ tập trung.

Câu 6:  Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David
A. có quyền bầu cử.       B.  có quyền ứng cử.            C. không được bầu cử.           D. không được ứng cử.

Câu 7: Nếu em được  mẹ nhờ đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A.Quyền ứng cử.                                                        B. Quyền bầu cử.
C.Quyền tham gia vào quản lí xã hội.                         D.Quyền tự do ngôn luận.

Câu 8: Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu  đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông, trực tiếp.                                              B. phổ thông, bỏ phiếu kín.
C. bình đẳng, phổ thông.                                            D.trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Câu 9: Công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi
             A. cơ sở.                                B. cả nước.                              C. địa phương.                        D. trung ương.

Câu 10: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở
            A. phạm vi cơ sở.                    B. phạm vi cả nước.                C. mọi phạm vi.           D. Phạm vi địa phương.

Câu 11: Trước khi công bố phương án thi  mới năm 2017. B ộ giáo dục đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước.  Điều đó thể hiện quyền
             A. dân chủ.                                                                B. tham gia quản lý Nhà nước, xã hội.
             C. quyết định của mọi người                         D. xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Câu 12: Hằng năm, một số luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Theo em, ai có quyền tham gia đóng góp?
A. Người có thẩm quyền.                   B. Nhà nứơc.              C. Mọi công dân.        D. Người làm luật.

Câu 13: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.                     B. Quyền ứng cử.                   C. Quyền bầu cử.        D. Quyền khiếu nại.

Câu 14. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện 
A. quyền tố cáo.          B. quyền khiếu nại.                 C. quyền bãi nại.            D. quyền khiếu nại và tố cáo.

Câu 15: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp.              B. Dân chủ công khai.                        C. Dân chủ tập trung.                 D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 16: Anh A khoe với chị B: hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về chủ tịch xã  còn dân thường mình thì không được. Theo em, ai là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp?
A. Chỉ cán bộ xã.                                                                    B. Toàn bộ nhân dân ở xã.
C. Chỉ cán bộ chủ chốt ở xã.                                                  D. Chỉ những người có địa vị ở xã.

Câu 17. Trường hợp nào dưới đây công dân cần viết đơn khiếu nại?
A. Bị hàng xóm xây nhà lấn vào đất của mình.          B. Cho người quen vay tiền, sau đó bị họ chiếm đọat
C. Bị hàng xóm nhắn tin đe đoạ.                                D. Bị đánh gây trọng thương nặng.

Câu 18.  Ông A bị gãy chân đang nằm viện. Trong thời gian này lại diễn ra bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo quyền bầu cử của mình, ông A được
A. hàng xóm  bỏ phiếu thay.               B. cán bộ thôn giúp đỡ mình bỏ phiếu.
C.  vợ mình đi bầu.                    D. tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện để ông A tự bỏ phiếu bầu.

Câu 19: Ngày mai là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Gia đình đã nhận được thẻ bầu và em đã đủ tuổi nhưng lại không có thẻ bầu. Em sẽ phải làm gì?
A. Vui mừng vì khỏi phải đi bầu cử.                          B. Đến tổ bầu cử nói  để bổ sung phiếu bầu của mình.
C.Khiếu nại việc làm sai của tổ bầu cử.                      D. Chờ đợi đến ngày mai mới nói.

Câu 20: Khi nhà trường yêu cầu học sinh tham gia xây dựng đóng góp ý kiến về  nội quy của nhà trường. Em sẽ phải làm gì?
A. Không cần phải thực hiện.                                     B.Không phải chuyện của mình.
C.Phải tham gia nhiệt tình.                                         D. Ai sao mình vậy.

Câu 21: Để chuẩn  mở rộng và làm bê tông đường.  Cán bộ thôn  đã mời gia đình mình họp bàn nhưng ba mẹ em nói không cần phải họp mất thời gian. Em sẽ có thái độ như thế nào về việc làm trên?
A. Không quan tâm lắm.                                             B. Không đồng ý  với việc  làm trên.
C. Khuyên ba mẹ phải đi  họp.                                   D. Đi cũng được không đi cũng được

Câu 22. Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại
           A. sự phát triển toàn diện của CD.                              B. sự công bằng bình đẳng.  
           C. cơ hội việc làm.                                                       D. cơ hội phát triển tài năng.

Câu 23.  Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD là quyền
          A. cơ bản.                      B. tự do.                      C. quyết định.                               D. quan trọng.

Câu 24.  Công dân cần có ý thức học tập tốt nhằm
         A. xác định mục đích học tập là cho mình.                               B. xác định mục đích học tập là cho dòng tộc.
         C. xác định mục đích học tập là cho xã hội.                              D. xác định mục đích học tập là cho quốc gia.

Câu 25.  Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là quyền gì của công dân
         A. học tập.                            B. sáng tạo.                              C. phát triển.                               D. tự do.

Câu 26.  Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm
         A. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học.
         B. quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học, công nghệ.
         C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ.
         D. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

Câu 27.  Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?
        A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
        B. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân.
        C. Công dân được đối xử bình đẳng về  phát triển khả năng.
        D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng.

Câu 28.  Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
        A. quyền được phát triển của công dân.                                         B. quyền sáng tạo của công dân.
        C. quyền tự do của công dân.                                                         D. quyền học tập của công dân.

Câu 29. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
         A. Quyền được sáng tạo.                                               B. Quyền được học tập.
         C. Quyền được phát triển.                                             D. Quyền tác giả.

Câu 30: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
         A. Công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh.
         B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi.
         C. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh.
         D. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội có lợi.

Câu 31.  Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm
         A. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
         B. đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia.
         C. đáp ứng  nhu cầu học tập và thực hiện công bằng xã hội.
         D. đáp ứng nguồn lao động cho đất nước.

Câu 32.  Pháp luật thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm
         A. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.                       B. tạo điều kiện để ai cũng được  phát triển.
         C. tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo.                 D. tạo điều kiện để ai cũng được  nghiên cứu khoa học.

Câu 33.  Phát hiện, tìm tòi các hiện tương, sự vật trong tự nhiên và xã hội của con người là hoạt động
         A. nghiên cứu khoa học.                                                B. hưởng thụ đời sống.
         C. học tập thường xuyên.                                              D. phát triển năng khiếu.

Câu 34.  Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ là nội dung của
         A. quyền học tập của công dân.                                                B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền phát triển của công dân.                                                     D. quyền tự do của công dân.

Câu 35.  Công dân học từ tiểu học đến trung học đến đại học và sau đại học. Điều này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân?
         A. Học không hạn chế.                                                  B. Học thường xuyên.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.                                     D. Học bằng nhiều hình thức.

Câu 36. Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối là
A. quyền học tập không hạn chế.                                            B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
         C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.                    D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 37. Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng, để giúp đỡ khuyến khích người học nhằm
         A. đảm bảo phát huy sự sáng tạo của công dân.           B. đảm bảo quyền học tập của công dân..
C.đảm bảo công bằng trong giáo dục .                                   D. đảm bảo sự phát triển của đất nước.

Câu 38.  Cần tạo điều kiện như thế để học sinh giỏi và có tài để phát triển toàn diện?
  1. Cung cấp nhiều tài liệu cho việc học và nghiên cứu.
  2. Có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
  3. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
  4. Chăm sóc sức khỏe đặc biệt và cung cấp thông tin mới kịp thời.
Câu 39. Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại:
  1. sự phát triển tòan diện của công dân.                      C.  sự công bằng, bình đẳng.
  2. cơ hội học tập của công dân.                                   D. nâng cao dân trí.
Câu 40. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện
A. quyền học tập của CD.                                             B.quyền sáng tạo của CD.
C.quyền phát triển của CD.                                           D. quyền tự do của CD.
 
ĐÁP ÁN
 
1.C 2.A 3.A 4.B 5.C 6.A 7.B 8.D 9.B 10.B
11.B 12.C 13.D 14. A 15.D 16.B 17.A 18.D 19.B 20.C
21.C 22.A 23.A 24.A 25.B 26.D 27.D 28.D 29.D 30.D
31.A 32.A 33.A 34.B 35.A 36.C 37.B 38.B 39.A 40.A
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây