© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Công dân 7 sách Chân trời sáng tạo, bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Thứ năm - 08/02/2024 10:41
Giải Công dân 7 sách Chân trời sáng tạo, bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Trang 28, 29, 30, 31.
Mở đầu trang 27. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.
giai cong dan 7 ctst bai 4 cau 6
- Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ?
- Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá nào của nước ta?

Trả lời:
- Cảm nhận:
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của dân tộc. Nó là nét đặc trưng của người dân Nam Bộ thể hiện phẩm chất bình dị, chân thật, phóng khoáng và nhân văn của họ.
- Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá như:
+ Phố cổ Hội An
+ Quần thể danh thắng Tràng An
+ Thánh địa Mỹ Sơn
+ Vịnh Hạ Long
+ Quần thể Di tích Cố đô Huế
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Khám phá 1 trang 28. Em hãy nêu tên các di sản văn hoá tương ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?
giai cong dan 7 ctst bai 5 cau 1
Trả lời:
- Các di sản văn hoá:
+ Hình 1: Quần thể di tích Cố đô Huế: nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.
+ Hình 2: Phố cổ Hội An: được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hiện nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn về cảnh quan, không gian kiến trúc , những phong tục, tập quán, nếp ứng xử, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được giữ gìn, trân trọng.
+ Hình 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh: được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và là động lực to lớn để Dân ca Quan họ tiếp tục phát triển vượt qua ranh giới quốc gia và lan toả rộng rãi.
+ Hình 4: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay, được trải rộng ở 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Khám phá 2 trang 29. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Thế nào là di sản văn hoá?
- Có mấy loại di sản văn hoá? Cho ví dụ về mỗi loại.
- Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời:
- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Có hai loại di sản văn hóa:
+ Di sản văn hóa vật thể. Ví dụ: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,…
+ Di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ,…
- Ý nghĩa: các di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Khám phá 3 trang 29. Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
Trả lời:
Học sinh tham khảo các ví dụ sau:
- Khi đào móng làm nhà, ông A đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Có người nói rằng đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị nên nộp cho Sở văn hóa hoặc bảo tàng. Nghe thấy vậy, ông A liền nộp chiếc bình cổ cho Sở văn hóa của tỉnh.
- T là học sinh lớp 7A, khi có dịp đi thăm quan các di tích lịch sử, T luôn nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử ấy.

Khám phá 4 trang 30. Em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.
a) Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
b) Phát hiện, đem nộp cổ vật cho cơ quan có trách nhiệm.
c) Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.
d) Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép.
e) Nhắc nhở bạn bè, người xung quanh giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
g) Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá của quê hương.
Yêu cầu
- Nêu hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
- Đề xuất những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
Trả lời:
- Hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá:
c) Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.
d) Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép.
- Chúng ta cần phản đối, lên án, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá, đưa ra được các biện pháp xử lý đối với những hành vi đó.
- Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá là:
+ Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
+ Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.
+ Giữ gìn sạch đẹp các di tích, danh lam thắng cảnh
+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Luyện tập 1 trang 31. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam.
Trả lời:
Những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hoá của Việt Nam:
+ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba

+ Anh có về Kinh Bắc quê em
Mà nghe quan họ, mà xem làng nghề

Quê em có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề cửi canh.

- "Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu
Dạo từ sông trước xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, Chùa Cầu ở trên"

- "Ai về Nội Duệ, Cầu Lim
Nghe câu quan họ, đi tìm người thương."

- "Cổ Loa là đất Đế Kinh
Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây."

Luyện tập 2 trang 31. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của các bạn học sinh trong tình huống sau?
Trả lời:
Em không đồng tình với hành động của những người đã viết lên bức tường, di tích đó. Việc khắc tên như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên ban đầu. Chúng ta nên bảo tồn, giữ gìn và không được viết lên các di tích đó.

Luyện tập 3 trang 31. Em hãy sắm vai và xử lý tình huống sau.
Trả lời:
Em sẽ vào vai T và cùng đưa ra cách giải quyết. Em sẽ khuyên V nên đem cổ vật đến cơ quan chức năng để giao nộp chứ không được mang về làm của riêng bởi vì đây là những vật có giá trị lịch sử lâu đời của đất nước ta, là các di sản văn hóa.

Luyện tập 4 trang 31. Em hãy viết đoạn văn (7 - 10 dòng) bày tỏ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm cụ thể của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá.
Trả lời:
Di sản văn hóa là món quà thiêng liêng, quý giá, tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Vì thế, việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây