© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 12, bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

Thứ tư - 27/12/2017 20:15
Bài giảng Công nghệ 12, bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

I.  Mục tiêu:

Học xong bài học này hoc sinh có khả năng: Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

II. Chuẩn bị

1.      Giáo viên:

+ Giáo án, bài giảng, các tài liệu có liên quan đến bài dạy.
+ Chuẩn bị một số tranh vẽ.

2.      Học sinh:

+ Vở ghi, SGK.
+ Đọc bài trước ở nhà

III. Tiến trình tổ chức dạy học:
  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ: (không có)
  3. Giới thiệu bài mới:
Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật còn rất non trẻ so với các ngành nghề khác. Năm 1862, sự phát minh ra lý thuyết trường điệnt từ cùa Mắcxoen mới đặt nền móng cho kĩ thuật điện tử. Thế nhưng sự ra đời của nó đã làm thay đổi toàn bộ các hoạt động của thế giới.
 
  1. Các hoạt động dạy học:
Nội dung trình bày Hoạt động dạy và học của GV và HS
Hoạt động 1:
I./ Tìm hiểu vai trò và vị trí của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống
1. Đối với sản xuất (Sgk)
- Chế tạo máy :
- Ngành luyện kim :
- Trong các nhà máy sản xuất xi măng:
- Trong công nghiệp hoá học :
- Trong ngành địa chất :
- Trong nông nghiệp :
- Trong ngư nghiệp :
- Trong giao thông vận tải :
- Trong Bưu chính viễn thông :
- Ngành phát thanh – truyền hình :
GV : có thể đặt các câu hỏi sau
  1. Em biết KT điện tử được ứng dụng trong các ngành nào?
  2. Nêu một vài ứng dụng của KT điện tử trong sản xuất
.... nếu đã chuẩn bị các tranh ảnh thì có thể vừa đưa ra giới thiệu và đặt các câu hỏi phát vấn. Hoặc với các ngành nghề cụ thể có thể đặt các câu hỏi để học sinh xây dựng bài
HS : Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời.
2. Đối với đời sống (Sgk)
a. Đối với các ngành phục vụ dân sinh
- Trong ngành khí tượng thuỷ văn :
- Trong lĩnh vực y tế :
- Trong các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, văn hoá – nghệ thuật, vv...:
b. Trong sinh hoạt :
GV : có thể đặt các câu hỏi sau
  1. Theo em biết KT điện tử được ứng dụng trong các ngành phục vụ dân sinh nào? Lấy một vài ví dụ.
  2. Hãy nêu vài ví dụ về các thiết bị điện tử ứng dụng trong sinh hoạt.
HS: Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 2:
II./Triển vọng của kĩ thuật điện tử
+ Các thiết bị điện tử phục vụ sx sẽ thông minh hơn, hoàn thiện hơn, giữ vai trò chủ đạo trong tự đông hoá
+ Chế tạo ra các rô bốt, các thiết bị đảm nhiện các công việc nguy hiểm, hoặc ở các nơi ma con gười không thể trực tiếp làm được.
+ Kích thước của các TB điện tử sẽ ngày càng thu nhỏ, chất lượng ngày càng cao.
GV : có thể đặt các câu hỏi sau
  1. Trong các dây truyền công nghệ, trong tự đông hoá, các thiết bị điện tử sẽ như thế nào?
  2. Trong các lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm, để làm việc tại đó, người ta đã sử dụng các thiết bị gì?
  3. Kích thước, chất lương của các TBĐT tương lai sẽ như thế nào?
HS: Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời.
  1. Tổng kết, đánh giá:
  • GV Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi Tr 7 – Sgk.
  • Và có thể đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1: Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong các lĩnh vực
  1. Trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống
  2. Thông tin liên lạc và bưu chính - viễn thông
  3. Truyền thanh, truyền hình
  4. Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp.
                        (Đáp án : a)
Câu 2: Các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt như:
  1. TV, casset, đầu đĩa CD, VCD, DVD, máy tính điện tử, vv...
  2. Nồi cơm điên, máy giặt
  3. Lò vi sóng
  4. Tủ lạnh.
(Đáp án : a)
Câu 3: Máy giặt (hiện đại) là loại
  1. Thiết bị cơ khí.
  2. Thiết bị điện.
  3. Thiết bị cơ – điện.
  4. Thiết bị cơ điện được điều khiển bằng mạch điện tử hoạt động theo chương trình lập sẵn.
(Đáp án : d)
Câu 4: Thiết bị điện tử ngày càng trở nên gọn nhẹ, chất lượng ngày càng cao vì:
  1. Kĩ thuật chế tạo các linh kiện ngày càng cao làm thể tích và khối lượng của nó ngày càng nhỏ.
  2. Công nghệ lắp ráp ngày càng tinh vi, chính xác làm các mạch lắp ráp nhỏ lại.
  3. Phát minh ra các linh kiện mới như IC, ... có kích thước rất nhỏ, độ tin cậy cao mà nó có thể thay thế cho cả mạch điện tử phức tạp
  4. Tất cả các yếu tố trên.
(Đáp án : d)

+ Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
  1. Dặn dò:
Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem trước nội dung bài 2.SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây