© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7, bài 25: Thực hành.

Thứ tư - 20/12/2017 23:12
Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
I. MỤC TIÊU:
   1. Kiến thức:
   Làm được các thao tác kỹ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
   2. Kỹ năng:
   Rèn luyện các thao tác kĩ thuật gieo hạt.
   3. Thái độ:
   Rèn luyện ý thức cẩn thận chính xác trong lao động.
II. CHUẨN BỊ:
   1. Giáo viên:
      _ Hình 39 phóng to.
      _ Hạt giống, phân bón.
   2. Học sinh:
      _ Chuẩn bị: đất, phân hữu cơ hoai  mục, bầu đất, dụng cụ, túi bầu.
      _ Xem trước bài 25.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
   1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)
   2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
      _ Hạt nẩy mầm được cần những điều kiện gì?
      _ Hạt cây rừng vỏ dày và cứng do đó khó hút nước. Theo em có cách nào làm cho hạt dễ hút nước không? Và bằng cách nào?
      _ Thời vụ gieo hạt ở nước ta vào tháng nào? Và người ta gieo hạt đúng thời vụ nhằm mục đích gì?
      _ Để có tỉ lệ nẩy mầm cao khi gieo hạt cần làm những công việc gì?_ Hạt đã sứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nẩy mầm giảm là do nguyên nhân nào? Chúng ta phải chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng như thế nào?
   3. Bài mới:
      a. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
   Ở bài trước chúng ta đã học về gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. Hôm nay ta tập làm để có thể giúp gia đình chuẩn bị tốt một số cây trồng ở vườn, đồi.
      b. Vào bài mới:
   * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
        
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
5
phút
_ Yêu cầu học sinh để mẩu chuẩn bị lên bàn.
_ Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I.
_ Giáo viên giải thích về cách dùng các vật liệu trong giờ thực hành này.
_ Giáo viên ghi bảng.
_ Học sinh làm theo.
 
_ 1 học sinh đọc to.
 
_ Học sinh lắng nghe.
 
 
_ Học sinh ghi bài.
 
 
 
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Túi bầu bằng nilông.
_ Đất làm ruột bầu.
_ Phân bón: phân chuồng hoai mục, phân vô cơ.
_ Hạt giống đã xử lí hoặc cây giống khỏe.
_ Vật liệu che phủ.
_ Dụng cụ: cuốc, xẻng…
 
* Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
           
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
10
phút
_ Chia nhóm học sinh.
_ Giáo viên hỏi:
 
+ Có mấy bước gieo hạt vào bầu?
+ Ở bước 1 nếu muốn làm một bầu 50kg thì cần bao nhiêu đất, bao nhiêu phân hữu cơ hoai, bao nhiêu phân supe lân?
 
+ Làm thế nào để phân trộn đều với nhau được ?
_ Yêu cầu nhóm thực hành trộn đất làm ruột bầu.
_ Bước 2: Tạo bầu đất.
_ Yêu cầu 1 học sinh đọc lại bước 2 và 1 học sinh lên thực hiện.
 
 
_ Cho các nhóm tiến hành làm.
_  Bước 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc to, giáo viên làm mẫu cho học sinh xem. Sau đó yêu cầu cả lớp thực hiện.
_ Bước 4: Các nhóm đặt mẫu đã làm vào khay mà giáo viên chuẩn bị.
_ Yêu cầu học sinh tưới ẩm nước.
 
  _ Học sinh tiến hành chia nhóm.
_ Học sinh trả lời:
=> Có 4 bước.
 
=> Ruột bầu kg cần: 45kg đất, 5kg phân chuồng, 1kg phân super lân.
 
 
=> Dùng xẻng trộn đều 2-3 lần.
_ Nhóm thực hiện theo yêu cầu.
 
 
_ 1 học sinh đọc, 1 học sinh thực hiện.
 
 
_ Học sinh làm theo yêu cầu.
_ Học sinh làm.
II. Quy trình thực hành:
 1. Gieo hạt vào bầu đất:
 _ Bước 1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88 đến 89% đất mặt, 10% phân hữu cơ ủ hoai và 1-2% phân super lân.
 _ Bước 2: Cho hỗn hợp đất phân vào túi bầu, vỗ và nén chặt đất trong bầu, đất thấp hơn miệng túi từ 1-2cm, xếp bầu thành hàng trên  luống đất hay chỗ đất bằng.
 _ Bước 3: Gieo hạt ở giữa bầu đất. Mỗi bầu đất gieo từ 2-3 hạt, lấp kín hạt bằng một lớp đất mịn dày từ 2-3 lần kích thước của hạt.
_ Bước 4: Che phủ luống bầu đã gieo hạt bằng rơm, rác mục, cành lá tươi cắm trên luống…. Tưới ẩm bầu đất bằng bình hoa sen. Phun thuốc trừ sâu bảo vệ luống bầu.
 
* Hoạt động 3: Thực hành.
 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
  20 phút _ Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.
_  Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện gieo hạt và cấy cây từ 10 – 15 bầu đất theo các bước của quy trình thực hành.
_ Yêu cầu học sinh nộp các bầu đất cho giáo viên sau khi đã thực hiện xong.
 
_ Các nhóm tiến hành thực hành.
_ Mỗi nhóm làm theo yêu cầu của giáo viên.
 
 
_ Học sinh nộp các bầu đất cho giáo viên.
III. Thực hành

4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: (3 phút)
      _ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhắc lại 4 bước đã học.
      _ Yêu cầu làm vệ sinh lớp.
      _ Giáo viên chấm điểm các nhóm.
   5. Nhận xét và dặn dò: (2 phút)
      _ Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu của học sinh và thái độ thực hành.
      _ Dặn dò: Về nhà học thuộc 4 bước và xem trước phần còn lại, giờ sau chúng ta sẽ thực hành tiếp.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây