© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7, bài 31: Giống vật nuôi.

Thứ năm - 21/12/2017 03:16
Bài giảng Công nghệ 7, bài 31: Giống vật nuôi.
 I.MỤC TIÊU:
         1. Kiến thức.
     
            _ Hiểu được thế nào là khái niệm của giống vật nuôi.
            _ Biết được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
         2. Kỹ năng.
             Quan sát và thảo luận nhóm
         3. Thái độ.
             Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
 II. CHUẨN BỊ.
1.      Giáo viên.
_ Hình 50 SGK phóng to.
_ Sơ đồ 7, phóng to.
_ Hình 51,52,53 và bảng 3 SGK phóng to.
2.      Học sinh.
                Xem trước bài 30.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
               Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
       IV.TIẾN TRÌNH LN LỚP:.
1.      Ổn định tổ chức lớp(1  phút)
2.      Kiểm tra bài cũ(3 phút)
_ Để phục hồi lại rừng sau khi khai thác phải dùng các biện pháp nào?
_ Phân biệt những đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ rừng.
3.      Bài mới.
* Hoạt động 1: Vai trò của chăn nuôi.
 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
10 phút _Giáo viên treo hình 50, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào hình a, b, c cho biết chăn nuôi cung cấp gì?
 
 
Vd: Lợn cung cấp sản phẩm gì?
+Trâu, bò cung cấp sản phẩm gì?
+ Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
+ Theo hiểu biết của em loài vật nuôi nào cho sức kéo?
+ Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi?
+ Hãy kể những đồ dùng làm từ sản phẩm chăn nuôi mà em biết?
+ Em có biết ngành y và  được dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì không? Nêu một vài ví dụ.
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức
_ Tiểu kết, ghi bảng.
 
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
 
=> Cung cấp :
     + Hình a: cung cấp thực phẩm như: thịt, trứng, sữa.
     + Hình b: cung cấp sức kéo như: trâu, bò..
     + Hình c: cung cấp phân bón.
     + Hình d: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ.
=> Cung cấp thịt và phân bón
=> Cung cấp sức kéo và thịt.
 
=> Vẫn còn cần sức kéo từ vật nuôi
=> Đó là trâu, bò, ngựa hay lừa.
 
=> Phải ủ phân cho hoai mục
 
=> Như: giầy, dép, cặp sách, lượt, quần áo..
=> Tạo vắc xin, huyết thanh.
vd: thỏ và chuột bạch..
 
_ Học sinh ghi bài
I.    Vai trò của ngành chăn nuôi.
_ Cung cấp thực phẩm.
_ Cung cấp sức kéo.
_ Cung cấp phân bón.
_ Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
 
 
* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
                 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
08 phút _ Giáo viên treo tranh sơ đồ 7 yêu cầu học sinh quan sát và trả lời  các câu hỏi:
 + Chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
 
 
 
 
 
+ Em hiểu như thế nào là phát triển chăn nuôi toàn diện?
 
 
 
 
+ Em hãy cho ví dụ về đa dạng loài vật nuôi?
+ Địa phương em có trang trại không?
+ Phát triển chăn nuôi có lợi ích gì? Em hãy kể ra một vài ví dụ.
+ Em hãy cho một số ví dụ về đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý là như thế nào?
 
 
 
+ Từ đó cho biết mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì?
 
 
+ Em hiểu như thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch
+ Em hãy mô tả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
+ Giáo viên ghi bảng.
 
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
 
 
=> Có 3 nhiệm vụ:
+ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
=> Phát triển chăn nuôi toàn diện là phải:
      + Đa dạng về loài vật nuôi
      + Đa dạng về quy mô chăn nuôi: Nhà nước, nông hộ, trang trại.
=> Vd: Trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngỗng…
=> Học sinh trả lời
 
=> Học sinh trả lời
 
 
=> Ví dụ: Tạo giống mới năng suất cao, tạo ra thức ăn hỗn hợp,…..
 
=> Như:
      + Cho vay vốn, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
       + Đào tạo những cán bộ chuyên trách để quản lý chăn nuôi: bác sĩ thú y…
=> Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (sạch, nhiều nạc…) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
=> Là sản phẩm chăn nuôi không chứa các chất độc hại.
=> Học sinh mô tả
 
_ Học sinh ghi bài.
II. Nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta
_ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
_ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
_ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý.
 
* Hoạt động 3: Khái niệm về giống vật nuôi.
 
TG  Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
12 phút _ Giáo viên treo tranh 51, 52, 53 và yêu cầu học sinh quan sát
_Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chỗ trống .
_ Giáo viên  chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận:
 
 
 + Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào?
 + Em lấy vài ví dụ về giống vật nuôi và những ngoại hình của chúng theo mẫu
 + Vậy thế nào là giống vật nuôi?
 
 
 
 
 
 
 + Nếu không đảm bảo tính di truyền ổn định thì có được coi là giống vật nuôi hay không? Tại sao?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng
_ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi:
 
 +  Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? Kể ra?
 
 
 
 
 
 + Phân loại giống vật nuôi theo địa lí như thế nào? Cho ví dụ?
 
 
+ Thế nào là phân loại theo hình thái, ngoại hình? Cho ví dụ?
+ Thế nào là phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống ? Cho ví dụ?
 
+ Giống nguyên thủy là giống như thế nào? Cho ví dụ?
 
 + Thế nào là phân loại theo hướng sản xuất? Cho vd?
 
 
 
 
_ Yêu cầu học sinh đọc  phần thông tin mục I.3 và trả lời các câu hỏi:
+ Để được công nhận là giống vật nuôi phải có các điều kiện nào?
 
 
 
 
 
 
 + Hãy cho ví dụ về các điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi
+ Tiểu kết và ghi bảng.
_ Học sinh quan sát
 
 
_ Học sinh đọc và điền
 
 
 
_ Học sinh thảo luận và trả lời
   + Ngoại hình
   + Năng suất
   + Chất lượng
=> Khác nhau
 
 
 
=> Học sinh cho ví dụ
 
 
 
=> Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định
=> Không
 
_ Học sinh ghi bài
 
_ Học sinh đọc và trả lời:
 
 
 
 
 
=> Có 4 cách phân loại:
     _ Theo địa lí
     _ Theo hình thái, ngoại hình
     _ Theo mức độ hoàn thiện của giống
     _ Theo hướng sản xuất
 => Nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật  đó đã gắn liền với tên địa phương.
Vd: vịt Bắc Kinh, lợn Móng Cái…
=> Dự vào màu sắc lông, da để phân loại.
Vd: Bò lang trắng đen, bò vàng…
=> Các giống vật nuôi được phân ra làm giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành.
=> Các giống địa phương nước ta thường thuộc giống nguyên thuỷ.
Vd: Gà tre, gà ri, gà ác..
=> Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như: giống lợn hướng mơ (lợn Ỉ), giống lợn hướng nạc (lợn Lanđơrat), giống kiêm dụng (lợn Đại Bạch)..
_ Học sinh đọc phần thông tin và trả lời:
 
=> Cần các điều kiện sau:
 _ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc
 _ Có điều kiện về ngoại hình và năng suất giống nhau
 _ Có tính di truyền ổn định
 _ Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng
=> Học sinh cho ví dụ
 
 
_ Học sinh ghi bài
 
III. Khái niệm về giống vật nuôi.
   1. Thế nào là giống vật nuôi?
       Được gọi là giống vật nuôi khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.Phân loại giống vật  nuôi
  Có nhiều cách phân loại giống vật nuôi
    _ Theo địa lí
    _ Theo hình thái, ngoại hình
    _ Theo mức độ hoàn thiện của giống
    _ Theo hướng sản xuất
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi
    _ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc
    _ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau
    _ Có tính di truyền ổn định
    _ Đạt đến một số lượng nhất định và có địa bàn phân bố rộng

 
   
* Hoạt động 4: Vai trò của giống vật nuôi.
 
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
08 phút + Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
     
 
 
+ Giống quyết định đến năng suất là như thế nào?
 
 
 
_ Giáo viên treo bảng 3 và mô tả năng suất chăn nuôi của một số giống vật nuôi
 
 
 
+ Năng suất sữa và trứng của 2 loại gà(Logo+Gàri) và 2 loại bò(Hà lan+Sin) là do yếu tố  nào quyết định?
+ Ngoài giống ra thì yếu tố nào cũng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm?
_ Yêu cầu học sinh đọc  mục II.2
+ Chất lượng sữa dựa vào yếu tố nào?
+ Sữa các loại vật nuôi như giống trâu Mura,giống bò Hà Lan, giống bò Sin, dựa vào yếu tố nào?
+ Hiện nay người ta làm gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức và ghi bảng.
 
=> Có vai trò:
   _ Giống vật nuôi quyết định năng suất chăn nuôi.
   _  Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
=> Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc  thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau
 
=> Học sinh mô tả
 
 
 
 
 
 
=> Giống và yếu tố di truyền
 
 
 
 
=> Yếu tố chăm sóc thức ăn, nuôi dưỡng
 
 
_ Học sinh đọc
 
=> Dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa
=> Dựa vào tỉ lệ mỡ trong sữa
 
 
=> Con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn
_ Học sinh ghi bài.
IV. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
       Giống vật nuôi có ảnh hưởng  quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.         Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.
 
4.      Củng cố: 2 phút)
_ Chăn nuôi có những vai trò gì?
_ Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
5.      Nhận xét _ dặn dò: (1 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và  xem trước bài 32.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây