© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7: Ôn tập.

Thứ năm - 21/12/2017 23:25
Bài giảng Công nghệ 7: Ôn tập.
I. MỤC TIÊU:
         1. Kiến thức:
               Củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản: Vai trò nhiệm vụ của ngành chăn nuôi, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi và quy trình sản xuất, bảo vệ, môi trường trong chăn nuôi.
         2. Kỹ năng:
               Củng cố kĩ năng vận dụng vào thực tế: chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi, vệ sinh phòng bệnh vật nuôi.
         3. Thái độ:
                Làm tăng sự yêu thích lao động và thích thú học tập.
   II. CHUẨN BỊ:
         1. Giáo viên:
            _ Chuẩn bị sơ đồ hóa kiến thức của chăn nuôi.
            _ Các hình ảnh có liên quan.
         2. Học sinh:
               Học bài  hết phần chăn nuôi.
   IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
         1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
         2. Kiểm tra bài cũ: (không có)
         3. Bài mới:             
            a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
               Nội dung  phần chăn nuôi gồm 18 bài, với 3 phần kiến thức cơ bản là vai trò nhiệm vụ của ngành chăn nuôi, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi và quy trình sản xuất bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại để nắm rõ hơn.
            b. Vào bài mới:

    * Hoạt động 1: Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi.
       Yêu cầu:  Chăn nuôi có vai trò và nhiệm vụ như thế nào?
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
8  phút _ Giáo viên hỏi:
+ Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế của nước ta?
 
 
 
+ Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi hiện nay là gì?
 
 
 
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
=> Có vai trò:
_ Cung cấp thực phẩm.
_ Cung cấp sức kéo.
_ Cung cấp phân bón.
_ Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
=> Nhiệm vụ:
_ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
_ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
_ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí.
_ Học sinh lắng nghe.
I. Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi:
_ Vai trò của chăn nuôi.
_ Nhiệm vụ của chăn nuôi.
                                   
* Hoạt động 2: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
Yêu cầu: Nắm được những nội dung  đại cương của kĩ thuật chăn nuôi.
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
14 phút _ Giáo viên hỏi:
+ Cho biết khái niệm của giống vật nuôi là gì.
+ Cho biết sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi có đặc điểm như thế nào.
 
+ Hãy kể một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao?
 
 
 
 
 
 
 
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh và chốt lại kiến thức cho học sinh .
_ Giáo viên hỏi:
+ Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Gồm những thành phần dinh dưỡng nào?
 
+ Thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
 
 
 
 
+ Cho biết mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Hãy kể một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
 
 
 
 
 
 
 
+ Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein và giàu gluxit.
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt lại kiến thức cho học sinh.
_ Học sinh trả lời:
=> Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra.
=> Đặc điểm:
_ Không đồng đều.
_ Theo giai đoạn.
_ Theo chu kỳ.
=> Một số phương pháp:
_ Chọn lọc có:
 + Chọn lọc hàng loạt.
 + Kiểm tra năng suất.
_ Quản lí giống vật nuôi:
 + Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
 + Phân vùng chăn nuôi.
 + Chính sách chăn nuôi.
 + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
=> Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả:
_ Phải có mục đích rõ ràng.
_ Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia.
_ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn ở đời sau.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
=> Có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và chất khoáng. Gồm : protein, nước, muối khoáng, lipít, gluxit, vitamin.
=> Có vai trò:
_ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
_ Cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và  tạo ra sản phẩm chăn nuôi.
=> Nhằm mục đích:
_ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, dễ tiêu hoá , làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc.
_ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
=> Các phương pháp: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, ủ men, kiềm hoá, thức ăn hổn hợp.
=> Các phương pháp:
_ Sản xuất thức ăn giàu protein:
 + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.
+ Nuôi và  tận dụng nguồn thức ăn động vật.
 + Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
_ Sản xuất thức ăn giàu gluxit: luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
_ Học sinh lắng nghe.
II. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi:
 1.Giống vật nuôi:
_ Khái niệm về giống vật nuôi.
_ Sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.
_ Môộ số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
_ Nhân giống vật nuôi.
2. Thức ăn vật nuôi:
_ Nguồn gốc thức ăn và thành phần hóa học.
_ Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
_ Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
_ Sản xuất thức ăn vật nuôi.
 
              
* Hoạt động 3: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  Yêu cầu: Nắm vững những kiến thức chính của phần này.
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
15 phút _ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Cho biết tầm quan trọng của chuồng nuôi đối với vật nuôi. Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
 
 
 
 
 
 
 
+ Cho biết các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
 
+ Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?
 
 
 
 
 
 
 
+ Em cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống.
 
 
 
+ Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi.
 
 
 
 
+ Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?
 
 
 
 
 
 
+ Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
 
 
 
 
 
 
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh chốt lại kiến thức cho học sinh
_ Học sinh trả lời:
=> Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi.
_ Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
+ Nhiệt độ thích hợp.
+ Độ ẩm trong chuồng 60-75%.
+ Độ thông gió tốt.
+ Độ chiếu sáng thích hợp.
+ Không khí ít khí độc.
=> Biện pháp vệ sinh:
_ Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
_ Vệ sinh thân thể.
=> Cần chú ý các vấn đề:
_ Giữ ấm cho cơ thể.
_ Cho bú sữa đầu.
_ Tập cho vật nuôi non ăn sớm.
_ Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
_ Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
=> Mục đích là nhằm đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt.
_ Biện pháp: chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
=> Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
_ Nguyên nhân:
+ Yếu tố bên trong.
+ Yếu tố bên ngoài.
=> Cách phòng bệnh:
_ Chăm sóc chu đáo.
_ Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin.
_ Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
_ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
=> Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.
_ Tác dụng: chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
_ Những điểm cần chú ý:
+ Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
_ Học sinh lắng nghe.
III. Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
1. Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi:
_ Chuồng nuôi.
_ Vệ sinh phòng bệnh.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
_ Vật nuôi non.
_ Vật nuôi sinh sản.
3. Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi:
_ Khái niệm
_ Phòng trị bệnh
4. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi:
_ Tác dụng
_ Chú ý khi sử dụng.
       
4. Kiểm tra và đánh giá giờ dạy: ( 3 phút)
               Các câu hỏi trang 129.
5. Nhận xét và dặn dò: ( 2 phút)
            _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
            _ Dặn dò: về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trang 129 chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây