© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may

Thứ ba - 26/12/2017 02:57
Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may
a. Mục tiêu:
Dạy xong bài này GV cần làm cho HS:
1.     Biết cách phân loại vải dựa theo nguồn gốc và kiểu dệt; các phụ liệu cần thiết của nghề may.
2.     Biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt may đúng kĩ thuật.
b. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về vật liệu và dụng cụ cắt may. Dự kiến kế hoạch tổ chức dạy học, hệ thống câu hỏi, phiếu học tập.
Tranh ảnh, mẫu vật, một số dụng cụ cắt may và phụ liệu nghề may.
Mẫu vải dệt kim, dệt thoi, vải không dệt.
c. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1.Giới thiệu bài
Để tạo được một sản phẩm may mặc cần có:
-Vật liệu may: Vải và một số phụ liệu cần thiết.
-Các dụng cụ và thiết bị cắt may.
GV: Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật liệu may
 
GV: Để may hoàn chỉnh một sản phẩm may mặc áo, quần váy mũ khăn, vỏ gối ... cần có loại vải phù hợp và các phụ liệu cần thiết .Các loại vải và phụ liệu đó được gọi chung là vật liệu may.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về vật liệu may.
1.Các loại vải 
GV: Gợi ý để HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi sgk về các loại vải:
Có thể phân loại vải dựa theo cơ sở nào?
a)Phân loại vải dựa theo nguồn gốc của sợi dệt.
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và nguồn gốc sợi dệt, em hãy kể tên các loại vải chính dùng để may trang phục?
Tính chất và cách nhận biết các loại vải là gì?
b)Phân loại vải dựa theo kiểu dệt
-GV cho HS xem mẫu vải, hình vẽ kiểu dệt cơ bản để phân biệt vải dệt kim và vải dệt thoi.
+Vải dệt thoi : Hình thành do hai hệ sợi ngang và sợi dọc liên kết với nhau theo một qui luật nhất định
+Vải dệt kim : Hình thành từ một hoặc nhiều hệ sợi đan ngang hoặc đan dọc tạo thành vải nhờ kim tạo vòng sợi .
-GV giới thiệu thêm về vải không dệt :  Vải không dệt là sản phẩm có dạng tấm được tạo thành từ công nghệ khác hẳn với công nghệ dệt thoi và công nghệ dệt kim .Phương pháp này tận dụng được các nguyên liệu thừa của hai phương pháp trên (vải vụn, sợi rối...)nên tiết kiệm được nhiên lệu, giá thành hạ.
2.Phụ liệu
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu phụ liệu, một số sản phẩm áo, quần, váy... và hình 8để nêu được tên và công dụng của các phụ liệu.
 
 
 
GV: Ngoài ra còn có các loại chỉ màu khác nhau, độ to nhỏ từng loại phù hợp với từng loại vải.... làm bằng côtton hoặc polieste, sợi pha...
GVNhấn mạnh : Tuỳ sản phẩm, tuỳ loại vải mà chọn những phụ liệu phù hợp để thuận tiện trong sử dụng và có thể kết hợp trang trí.
HS: Nghe GV giảng .
Dựa và hiểu biết của mình và gợi ý của GV để trả lời câu hỏi.
HS: Có 3 loại vải
*Vải sợi thiên nhiên : Vải sợi bông, vải tơ tằm, vải lanh, vải len....
*Vải sợi hoá học: Hồm hai loại là
       -Vải sợi nhân tạo (Sợi visco, axetat)
       -Vải sợi tổng hợp(nilong, polieste)
*Vải sợi pha: Vải sợi bông pha sợi tổng hợp, vải tơ tằm pha sợi visco... )
-Vải sợi bông (cotton), vải tơ tằm(silk) mặc thoáng mát, dễ nhàu ;Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
-Vải sợi nhân tạo mặc thoáng, ít nhàu hơn vải sợi bông, khi bóp sợi vải, tro bóp dễ tan .
-Vải sợi tổng hợp mặc bí, không  nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục bóp không tan.
 
 
 
 
 
 







-Vật liệu liên kết : Chỉ
-Vật liệu dựng : vải dựng, mếch...
-Vật liệu để gài: KHuy, khoá, móc, đây kéo,, dây chun....
-Vật liệu để trang trí: Đăng ten, ruy băng, hạt cườm...

Hoạt động 3: tìm hiểu về dụng cụ cắt may.
 
a)Các loại dụng cụ cắt may
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu thật và hình 9-sgk, ghi tên vào vở đã kẻ sẵn theo mẫu bảng 2-sgk.
HS vẽ sẵn bảng 2 vào vở sau đó điền theo hướng dẫn của GV.
 

Bảng 2:
 
Loại dụng cụ Tên dụng cụ
Dụng cụ đo Thước dây, thước gỗ
Dụng cụ vẽ Phấn may, bút chì, vạch..., dụng cụ sang dấu(bánh xe có răng cưa hoặc không có răng cưa)
Dụng cụ cắt Các loại kéo to nhỏ vừa....
Dụng cụ khâu tay Kim, đê, gối cắm kim, xâu kim, tháo chỉ...
Dụng cụ là Bàn là, gối là, cầu là, chăn là....
 
b)Bảo quản dụng cụ cắt may.
GV: Em hãy nêu cách đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt may?
GV tổng kết và giới thiệu cho HS cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản một số dụng cụ chính.
*Thước: ...
*Phấn may...
*Kéo...
*Kim khâu...
*Bàn là...
*Chăn hoặc cầu là.....
 

Hoạt động 4: Tổng kết bài-dặn dò
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài .
Dặn dò HS đọc trước bài 3 “máy may”
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây