© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 6: Các đường may cơ bản (tiếp theo)

Thứ ba - 26/12/2017 04:24
Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 6: Các đường may cơ bản (tiếp theo)
a. Mục tiêu: của bài:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS đạt :
-Biết được thao tác và qui trình may một số kiểu can vải, viền vải thông dụng.
-Thực hiện được các đường may cơ bản đúng kĩ thuật bằng máy may để vận dụng vào sản phẩm.
b. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ phóng to hình 25;26;27;28;29;30;31.
Mẫu hoàn chỉnh các đường may cơ bản.
Sản phẩm có áp dụng đường may cơ bản.
HS:    *Vải :
    -6 mảnh có kích thước 6cmX12cm để may ba đường can vải.
    -1 mảnh có kích thước 10cmX12cm để may các đường viền vải.
   -Dải vải viền bọc canh xéo kích thước 3cmX14cm để viền bọc.
         *Chỉ khâu cùng màu với vải .
         *Kéo, thước, phấn may .
c. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 
GV: Để tạo nên những sản phẩm may mặc, cần áp dụng một số đường may cơ bản để may ráp các chi tiết và viền mép sản phẩm.
GV: Cho HS quan sát các mẫu sơ mi, quần đùi, quần bò để nêu tên và công dụng các đường may để may sản phẩm.
GV: Đưa ra các đường can vải và viền vải  đã may hoàn chỉnh được đính lên bìa có trang trí để HS quan sát  từ đó các em biết được yêu cầu cần đạt về kĩ thuật may và cách trình bày sản phẩm.
*Kiểm tra sự  chuẩn bị ở nhà của HS.
 
HS: Nghe GV giới thiệu .
 
 
 
HS: Quan sát các mẫu sản phẩm để nhận biết vị trí và công dụng của từng loại đường may trên sản phẩm.
Quan sát kĩ cách may các loại đường trên các mẫu riêng và cách trình bày sản phẩm đẹp và nổi bật phần kĩ thuật của mẫu.
 

Hoạt động 2.Tổ chức thực hành các kiểu can vải
 
a)GV hướng dẫn các thao tác may.
Treo tranh phóng to hình 25;26;27 sgk.
Hướng dẫn chung cách may đường can rẽ, can lộn, can cuốn phải, gợi ý để HS nêu được sự khác nhau giữa các đường may này.
Ví dụ: +Can rẽ: May một đường ở mặt trái vải, mép vải đã vắt xổ.
          +Can lộn: May hai đường, đường thứ nhất ở mặt phải vải.Đường thứ hai ở mặt trái vải, mép vải được che kín bên trong đường may thứ hai nên không cần vắt xổ.
        +Can cuốn phải: May hai đường,  thực hiện ở mặt phải vải, mép vải được cuốn vào bên trong nên không cần vắt xổ.
GV: Thao tác mẫu trực tiếp bằng máy may để HS quan sát.
GV: Vừa thao tác chậm vừa hướng dẫn  cách may, những điều cần chú ý khi bắt đầu, kết thúc may, cách điều chỉnh vải để có đường may đúng yêu cầu kĩ thuật (đường may cách đều mép vải hoặc hai đường may cách đều nhau hoặc phải cắt sửa mép vải trước khi khâu lộn để xơ vải không bị lộ ra mặt phải vải....)
GV: Theo dõi, uốn nắn những sai sót và nhắc nhở các yêu cầu kĩ thuật cần đạt.
 
HS: Quan sát kĩ các tranh vẽ để hiểu những điều GV hướng dẫn
 
 
 
 
HS: Ngh e hướng dẫn của GV và sau đó ghi nhớ để vận dụng vào thực hành.
HS: Ngồi vào máy thao tác chuẩn bị máy.
 
 
 

 
 
HS: May trước trên vải tập, sau đó may trên vải chuẩn bị để chấm điểm.

Hoạt động 2: Tổ chức thực hành may các kiểu viền vải.
 
a)GV hướng dẫn
-Treo tranh hình 28;29;30;31(sgk), hướng dẫn chung cách may các kiểu viền gấp mép, viền bọc mép .
-Gợi ý để HS phân biệt các kiểu viền vải.
Thao tác mẫu trực tiếp trên máy may để HS quan sát. GV vừa thao tác chậm vừa hướng dẫn cách may và những điểm cần lưu ý khi may từng kiểu viền vải.
+Viền gấp mép không nối vải:
Gáp mép vải vào mặt trái, lần thứ nhất 0, 5cm, gấp tiếp lần hai 1, 5 cm hoặc đến vị trí gấp nẹp,  gấu áo, quần theo thiết kế. Đặt đầu nẹp xuống dưới chân vịt ;hạ kim máy xuống vị trí bắt đầu đường may; lại mũi, may mí sát mép gấp nẹp cho hết đường may ;lại mũi, cắt chỉ.
Cần tập thao tác vừa may vừa gập nẹp viền sao cho nẹp gập phẳng, có bề rộng bằng nhau mà không cần khâu lược.
-Nếu may thạo có thể may mí ngầm.
(may ở mặt phải vải, đường may trên ở mặt phải vải sẽ đẹp hơn.
+Viền gấp mép có nối vải dạng đường cong.
-Vải viền cắt theo dạng đường cong của chỗ cần viền (cổ áo, nách áo...) bề rộng tuỳ theo sản phẩm.
-úp mặt phải vải viền vào mặt phải vải cần viền, hai mép vải trùng nhau, may đường thứ nhất cách mép vải 0, 5 cm.
, bấm ngang đường cong, cạo sát đường may, lật vải viền sang mặt trái vải, bẻ mép vải viền, lược cố định ;may mí.
GV nêu thêm : Có thể kết hợp trang trí bằng cách dùng vải viền kẻ sọc hoặc vải màu hài hoà hoặc tương phản với vả  nền; úp mặt phải vải viền với mặt trái vải cần viền; may dính; lật vải viền sang mặt phải vải, bẻ mép vải viền; lược cố định; may mí.
+Viền bọc:  (may lọt khe)
-Vải viền cần canh xéo có chiều rộng từ 2, 5 đến 3 cm và có chiều dài nhiều hơn chỗ cần viền để may cho dễ. Sau khi may xong sẽ cắt bỏ chỗ thừa.
-May theo qui trình.
GV lưu ý HS: Trong quá trình may, cần điều chỉnh, vê cuộn để mép vải nằm gọn bên trong sẽ được đường viền tròn, sâu và rộng bằng nhau; mép vải viền chờm qua đường may thứ nhất khoảng 0, 2 cm để khi may đường thứ hai lọt khe đường thứ nhất, mép vải viền ở mặt trái không bị trượt đường may.
GV: Quan sát, uốn nắn những sai sót và nhắc nhở HS những yêu cầu kĩ thuật  cần đạt.
HS: Theo dõi GV hướng dẫn, nếu chưa rõ có thể hỏi để GV giải thích rõ thêm.
 
 

 
-Quan sát GV làm, ghi nhớ cách thực hiện các kiểu viền vải.
 
 
-Ngồi vào máy, làm các thao tác chuẩn bị máy.
 
 
 
HS thực tập làm trước trên vải tập sau khi đã may đúng mới may vào vải đã chuẩn bị để GV chấm điểm.
 
 
 
 

Hoạt động 3: Tổng kết thực hành
GV: Tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
GV nhận xét chung, cho HS quan sát một số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
Hoạt động 4.dặn dò
-Đọc trước bài 6:  “Bản vẽ cắt may
-Sưu tầm tranh ảnh về bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây