© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 3)

Thứ năm - 29/09/2016 04:55
LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 
• HS biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, nắm được chức năng của trang phục, biết cách lựa chọn trang phục.
• Biết vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mĩ.
 
B. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
 
1. Chuẩn bị nội dung
 
• Đọc kỹ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về may mặc thời trang.
• Lưu ý trọng tâm mục II đối với HS lớp 6 là chọn màu sắc, hoa văn của vải phù hợp với bản thân lứa tuổi, còn về kiểu may chỉ giới thiệu sơ lược để HS biết.
• Về tính đồng bộ của trang phục chỉ yêu cầu HS biết cách lựa chọn các vật dụng đi cùng với quần áo có màu sắc, kiểu mốt phù hợp.
 
2. Phân bố bài giảng
 
Tiết 1: I Trang phục và chức năng của trang phục
Tiết 2: II. Lựa chọn trang phục.
 
3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
 
• Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng cơ thể.
• Mẫu thật quan áo và tranh ảnh do GV và HS sưu tầm.
 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 
♦ Kiểm tra bài cũ
 
Nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha?
 
♦ Bài mới
 
Giới thiệu bài: Mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng điều cần thiết là mỗi chúng ta phải biết cách lựa chọn vải may mặc có màu sắc, hoa văn và kiểu may như thế nào để có được bộ trang phục phù hợp, đẹp và hợp thời trang làm tôn vẻ đẹp của mỗi người.
 
TIẾT 1
 
I. Trang phục và chức năng của trang phục

1. Trang phục là gì?
 
GV: Nêu khái niệm trang phục:
 
- Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn quang. V.V.. trong đó áo, quần là những vật dụng quan trọng nhất.
- Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của khoa học và công  nghệ,  áo quần ngày càng đa dạng phong phú về kiểu dáng, về mẫu mã, chủng loại để ngày càng đáp ứng nhu cầu của con người.
 
2. Các loại trang phục
 
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 trong SGK nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong tranh.
 
+ Hình l.4a: Trang phục trẻ em, màu sắc tươi sáng, rực rỡ phù hợp với độ tuổi mẫu giáo, được may với chái liệu vải dệt kim, sợi bông thấm mồ hôi.
+ Hình 1.4b: Trang phục thể thao. Đây là trang phục của bộ môn thể dục nghệ thuật được may với chất liệu vải co giãn tốt, may bó sát người; màu sắc phong phú để tôn thêm vẻ tươi trẻ, khỏe đẹp của người vận động viên cũng như bộ môn thể dục nghệ thuật.
 
Hỏi: Em có thể kể tên các bộ môn thể thao khác và trang phục đặc trưng cho từng bộ môn đó mà em biết?
 
GV: Có thể gợi ý cho HS biết thêm các môn thể thao như đá bóng - võ thuật - bơi lội... từng bộ môn thể thao có những yêu cầu khác nhau về trang phục.
 
+ Hình 1.4c: Trang phục lao động
 
GV: Gợi ý cho HS mô tả trang phục lao động trong hình 1 .4c.
 
+ Đây là trang phục bảo hộ lao động của công nhân lâm trường cao su, làm việc ở lâm trường quần áo phải may rộng thoải mái, thấm mồ hôi, về màu sắc phải may màu sẫm.
GV: Gợi ý cho HS mô tả trang phục lao động của một số ngành nghề như ngành y, nấu ăn, công nhân ngành môi trường.
+ Ngành y: trang phục quần áo màu trắng, ngoài ra quần áo của bác sĩ phòng mổ có kiểu may và màu khác như màu Xanh nhạt, xanh sẫm, khác với quần áo bác sĩ phòng khám nói chung.
+ Trang phục của ngành môi trường: áo bảo hộ lao động, găng tay, ủng cao su, mũ phù hợp với công việc hàng ngày quét dọn vệ sinh cống rãnh.
 
Hỏi: Gọi HS hãy kế những trang phục, quần áo mặc về mùa lạnh.
+ Trang phục quần áo mùa lạnh: áo len, áo bông, áo khoác, măng tô, quần len, mũ len, giầy, tất len... để giữ ấm cho cơ thể.
 
Hỏi: Em hãy kể trang phục mùa nóng?
 
- Mùa nóng yêu cầu mặc thoáng mát nên quần áo rộng, vải may đảm bảo thấm mồ hôi.
 
GV : Kết luận
 
Trang phục bao gồm các loại quần áo, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng ngành nghề mà trang phục được lựa chọn khác nhau. Mặt khác theo mùa nóng, lạnh trang phục cũng được sử dụng chất liệu vải và kiểu may phù hợp. Có thể phân chia trang phục theo một số loại sau:
 
+ Theo thời tiết: Trang phục mùa nóng - mùa lạnh
+ Theo công dụng: Trang phục mặc lót, mặc thường ngày, đồng phục, bảo hộ lao động, thể dục thể thao...
+ Theo lứa tuổi: Trang phục trẻ em, trang phục người lớn trang phục người đứng tuổi.
+ Theo giới tính: Trang phục nữ, trang phục nam giới.
 
3. Chức năng của trang phục
 
a. Bảo vệ cơ thể
 
Hỏi: Em đã biết trang phục là gì và các loại trang phục, bây giờ em có thể nói những hiểu biết của mình về trang phuc?
GV : "Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường. Ví dụ: - Cóng nhân cầu đường: phải làm việc dưới tác động của nắng, mưa nhất là ánh nắng mùa hè.
- Những người sống ở Bắc cực giá rét - quần áo phải đảm báo giữ nhiệt cho cơ thể.
- Những người sống ở vùng xích đạo, hay vùng nắng nóng (miền Trung nước ta) về mùa hè quần áo phải đảm bảo thoáng, dễ thấm nước và màu sắc phù hợp, hạn chế tác động của ánh nắng gay gắt mùa hè.
 
b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động

GV: "Thời nguyên thủy "áo quần chỉ lù những mảnh vỏ cây, lá cây ghép lại hoặc là tấm da thú khoác lên người một cách đơn sơ cốt để che thân và bảo vê cơ thể. Ngày nay xã hội loài người ngày một phát triển, áo quần ngày càng đa dạng, phong phú về kiểu mốt và vật dụng đi kèm. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải biết lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp làm đẹp cho bản thân.
 
GV: - Hướng dẫn HS cùng thảo luận về cái đẹp trong may mặc.
 
- Hỏi: HS em hiểu thế nào là mặc đẹp?
(có thể gọi 2-3 em trả lời để càng thấy cách nghĩ và cảm nhận phong phú ở các em)
 
GV: - Nghe và phân tích ý kiến HS để đi đến kết luận.
- Cái đẹp trong may mặc được hiểu theo nghĩa rộng là sự phù hợp giữa trang phục với đặc điểm của người mặc, phù hợp với hoàn cảnh xã hội và môi trường giao tiếp.
- Quần áo mặc đẹp là phải phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp của bản thân, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống..
- Cùng bộ trang phục có thể hợp với người này, mà không hợp với người khác, người này mặc có thể đẹp mà người khác mặc lại không đẹp.
 
* Tóm lại: Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
 
 Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc.
 
♦ Dặn dò
 
HS đọc phần II SGK lựa chọn trang phục.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây