© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Các dạng câu hỏi thực hành thường gặp trong đề thi THPT, cao đẳng và đại học môn Địa Lí

Thứ sáu - 23/09/2016 03:46
Các dạng câu hỏi thực hành thường gặp trong đề thi THPT, cao đẳng và đại học môn Địa Lí
Trong các đề thi THPT, tuyển sinh Đại học và Cao đẳng môn Địa lí bao giờ cũng có một câu hỏi dành cho phần thực hành (kiểm tra kĩ năng). Câu hỏi này chiếm khoảng 30% tổng số điểm của cả bài thi và được giới hạn ở ba kĩ năng gắn với biểu đồ (vẽ, nhận xét, giải thích), lược đồ (vẽ lược đồ Việt Nam và điền các đổi tượng địa lí vào lược đồ) vồ số liệu thống kê (tính toán, nhận xét).
1. Biểu đồ
- Để đạt được kết quả tốt, vấn đề chủ yếu !à ở chỗ phải nắm vững các dạng biểu đồ trong chương trình THPT về cả lí thuyết (các dạng và ý nghĩa của chúng) lẫn kĩ năng (vẽ biểu đồ) và vận dụng vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu câu hỏi:

Trên thực tế, các yêu cầu của câu hỏi chỉ rơi vào một trong ba trường hợp cụ thể sau đây:

+ Yêu cầu chung chung, nghĩa là chỉ đòi hỏi thí sinh vẽ biểu đồ trên cơ sở số liệu đã cho. Ví dụ: Dựa vào bảng sổ ỉiệu hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2008...

+ Yêu cầu rất cụ thể, nghĩa là trong câu hỏi đã xác định sẵn dạng biểu đồ phải vẽ. Ví dụ: Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế cùa nước ta năm 1995 và năm 2005.

+ Yêu cầu có lựa chọn, nghĩa là phải chọn một trong số các dạng biểu đồ được coi là thích hợp nhất. Ví dụ: Từ bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.

- Quy trình vẽ biểu đồ (đối cới thí sinh thi tuyển Đại học và Cao đẳng) thường bao gồm ba bước: chọn dạng biểu đồ, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.

+ Chọn dạng biểu đồ: chọn dạng biểu đồ là bước đầu tiên có ý nghĩa quan trọng về mặt định hướng. Nếu lựa chọn không đúng thì biểu đồ vẽ sẽ không đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi.

+ Xử lí số liệu: Đối với dạng câu hỏi vẽ biểu đồ bao giờ cũng có trước một (hay một vài) bảng số liệu, số liệu này có thể là số liệu tinh (không cần phải xử lí, mà có thể sử dụng ngay để vẽ biểu đồ) hay số liệu thô (phải xử lí thì mới vẽ được biểu đồ theo yêu cầu câu hỏi).
Số liệu tinh thường được sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển (tình hình, động lực), hoặc biểu đồ kết hợp (giữa đường và cột).

Số liệu thô thường được sử dụng khi câu hỏi vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu (biểu đồ tròn), sự chuyển dịch thay đổi cơ cấu (biểu đồ miền) hay thể hiện tốc độ tăng trưởng (biểu đồ đường).

+ Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ là bước cuối cùng sau khi đã chọn được dạng và xem xét số liệu có phải xử lí hay không. Trong quá trình vẽ biểu đồ, cần lưu ý đến 3 Đ sau đây:

+ Biểu đồ phải được vẽ chính xác, về khoảng giá trị, khoảng cách năm... (Đ1 - Đúng)
+ Phải có chú giải và tên biểu đồ (Đ2 - Đủ).
+ Phải đảm bảo tính mĩ thuật (Đ3 - Đẹp).

- Các dạng biểu đồ thường gặp trong đề thi tuyển sinh:

+ Biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng). Đây là dạng biểu đồ cơ bản, nhưng chỉ có khác là trước khi vẽ phải xử lí số liệu. Để xác định biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất, cần phải dựa vào:

+ Yêu cầu của câu hỏi. Trong trường hợp này, câu hỏi thường yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng (hay tình hình phát triển...).

+ Số liệu cho trước. Bảng số liệu đã cho bao gồm     một thông số (ví    dụ, các sản phẩm công nghiệp; diện tích - năng suất - sản lượng - bình quân lương thực theo đầu người; khối lượng hàng hóa vận chuyển của nhiều ngành vận tải...) với các đơn vị tính có thể rất khác nhau và diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài (nhiều năm). Ngoài ra, có thể có (hoặc không có) yêu cầu lấy năm đầu tiên ở bảng số liệu đã cho bằng 100%.

Trong quá trình vẽ biểu đồ, cần chú ý:

+ Năm đầu tiên của bảng số liệu đã cho nằm ở gốc tọa độ và điểm bắt đầu của tất cả các đường biểu diễn đều xuất phát từ trục tung ở mốc 100%.

+ Khoảng cách nằm trên trục hoành phải phù hợp với khoảng cách các năm đã cho trong bảng số liệu.

+ Có chú giải và tên biểu đồ.

+ Biểu đồ tròn (thể hiện quy mô và cơ cấu). Điểm cần chú ý ở đây là cùng một lúc phải thỏa mãn cả hai yêu cầu: vừa thể hiện được quy mô (độ lớn), vừa thể hiện được cơ cấu (%). Để có biểu đồ thích hợp nhất, cần căn cứ vào:

+ Yêu cầu của câu hỏi. Trong trường hợp này, yêu cầu của câu hỏi là vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cả quy mô và cơ cấu.

+ Số liệu đã cho. Có thể có hai cách cho số liệu:

Thứ nhất, cho một đối tượng địa lí kinh tế - xã hội (ví dụ như GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế, hoặc giá trị sản xuất của một ngành kinh tế nào đó như nông nghiệp hay công nghiệp.,.) ở hai hay ba thời điểm (năm).

Thứ hai, chỉ ở một thời điểm (năm) với hai đối tượng địa lí (ví dụ) như quy mô diện tích đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long...).

Trong quá trình vẽ biểu đồ cần chú ý:

+ Phải xử lí số liệu theo yêu cầu câu hỏi.
+ Tính bán kính đường tròn:
Tính cơ cấu (%).
Có chủ giải và tên biểu đồ.

+ Biểu đồ kết hợp (giữa đường và cột). Biểu đồ kết hợp là biến dạng từ hai dạng cơ bản (biểu đồ đường và biểu độ cột) có thể thể hiện được sự phát triển lẫn cơ cấu với lượng thông tin phong phú. Để xác định đây là biểu đồ thích hợp nhất, cần dựa vào:

+ Yêu cầu của câu hỏi. Trong trường hợp này, yêu cầu của câu hỏi thường là vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển (hay tình hình phát triển). Vì thế, phải chú ý đến các số liệu.

 + Số liệu cho trước, Trong trường hợp này nhất thiết phải có hai đơn vị đo với khoảng thời gian dài (nhiều năm).

Trong quá trình vẽ, cần chú ý:

+ Sau khi đã chọn được dạng biểu đồ, cần dựa vào số liệu đã cho để xác định thông số nào sẽ thể hiện bằng biểu đồ đường và thông số nào là biểu đồ cột (thường là cột chồng).

+ Trong dạng biểu đồ kết hợp có biểu đồ đường. Do đó, cần lưu ý đến khoảng cách nằm trên trục hoành và biểu đồ cột phải vẽ theo biểu đồ đường về khoảng cách năm.

+ Có chú giải và tên biểu đồ.

+ Biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu). Biểu đồ miền được coi là biến dạng từ dạng biểu đồ tròn (hoặc biểu đồ cột chồng) thể hiện cơ cấu. Sự khác nhau là ở chỗ biểu đồ tròn chỉ thể hiện cơ cấu ở một, hai (hoặc tối đa là ba) thời điểm (năm) nào đó. Còn biểu đồ miền (thực chất là vẽ các đường nối các giá trị của biểu đồ cột chồng khi đã thu nhỏ chiều ngang tới mức tối đa), tuy vẫn thể hiện cơ cấu, nhưng lại nghiêng về sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu trong khoảng thời gian dài (nhiều năm).

Để chọn biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất, cần phải căn cứ vào:

+ Yêu cầu của câu hỏi. Trong trường hợp này câu hỏi yêu cầu là vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch (hoặc thay đổi) cơ cấu, chứ không đơn thuần chỉ là cơ cấu.

+ Số liệu cho trước. Trong trường hợp này số liệu thuộc nhiều năm và khoảng cách về thời gian giừa các năm thường không đều nhau.

Vẽ biểu đồ miền thực chất là vẽ các đường biểu diễn (biểu đồ đường).

Tùy theo yêu cầu câu hỏi có thể vẽ một, hai hay nhiều đường. Các đường này chính là ranh giới giữa các miền trong biểu đồ.

Trong quá trình vẽ, cần chú ý:

+ Trục tung thể hiện % (từ 0 đến 100). Còn trục hoành thể hiện các mốc thời gian (năm) như bảng số liệu đã cho. Sau khi xác định xong hai trục, phải kẻ một đường thẳng song song với trục hoành bắt đầu từ điểm 100 trên trục tung và một đường thẳng khác song song với trục tung bắt đầu từ năm cuối cùng trên trục hoành.
+ Biểu đồ sẽ vẽ phải nằm gọn trong khung này.
+ Năm đầu tiên của bảng số liệu nằm trên gốc tọa độ và điểm bắt đầu của các đường biểu diễn đều xuất phát từ trục tung tương ứng với số phần trăm (%) đã tính toán (hoặc cho trước).
+ Khoảng cách năm trên trục hoành phải phù hợp với các năm đã cho trong bảng số liệu.
+ Có chú giải và tên biểu đồ.
+ Các dạng biểu đồ khác (ví dụ như các dạng cơ bản thuần túy: biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ cột), hoặc các dạng không thật phổ biển ở phổ thông (như biểu đồ tam giác, biểu đồ đường rơi...)

2. Lược đồ Việt Nam
a) Vẽ lược đồ

- Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, trong đề thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng môn Địa lí có câu hỏi về lược đồ ở nội dung thực hành.
- Có nhiều cách vẽ lược đồ, mà một trong những cách đó đã được hướng dẫn trong SGK Địa lí 12 với một lưới ô vuông gồm 40 ô (5x8) cùng một số điểm chuẩn.
- Đối với thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, lược đồ Việt Nam được vẽ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi (nếu vẽ nhỏ hơn sẽ bị trừ điểm).
+ Tương đối chính xác về hình dạng (nếu thiếu chính xác sẽ bị trừ điểm, tùy theo mức độ).
+ Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ (có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Riêng quần đảo Trường Sa nên vẽ trong bản đồ phụ đặt ở cuối góc phải của lược đồ).
Ngoài ra nến có mấy hệ thống sông chính (sông Hồng, sông Cửu Long...) và định vị mẩy thành phố tiêu biểu (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...).

b) Điền các đối tượng địa lí vào vị trí lược đồ
- Các đổi tượng địa lí phải điền vào lược đồ rất đa dạng. Để điền chúng một cách tương đổi chính xác vào lược đồ, cần phải học từ ba nguồn chủ yếu sau đây:
+ Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Các bản đồ trong SGK Địa lí 12.
+ Các bản đồ giáo khoa treo tường.
- Cần lưu ý và tập định vị chính xác các nhóm đối tượng địa lí dưới đây:
+ Các quần đảo và một số đảo lớn (Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu) cũng như các đảo tiêu biểu (Lí Sơn, Phú Quý, Bạch Long Vĩ, cồn cỏ...).
+ Các loại khoáng sản quan trọng (than, sắt, dầu, khí, bôxít, apatit...).
+ Các trung tâm công nghiệp (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Vùng Tàu, Việt Trì, Thải Nguyên...).
+ Các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...).
+ Các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí).
+ Các điểm du lịch gắn với tài nguyên (tự nhiên, nhân văn).
+ Tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh).

3. Số liệu thống kê
a) Các dạng câu hỏi

Phân tích số liệu để rút ra nhận xét cũng là một trong ba nội dụng thực hành có trong giới hạn chương trình thi tuyển sinh THPT, Đại học, Cao đẳng.

- Dạng câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu liên quan với việc vẽ biểu đồ. Câu hỏi loại này gồm có hai phần: nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. Trong trường hợp này, phần nhận xét nhìn chung tương đối dễ. Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và cả số liệu đã cho, chỉ cần đưa ra một vài nhận xét là đủ.

- Dạng câu hỏi chỉ yêu cầu phân tích số liệu. Đây là dạng câu hỏi tương đối khó vì có nhiều sổ liệu mà mối liên hệ giữa chúng phức tạp và phải đưa ra nhiều nhận xét. Tuy nhiên, dạng này rất ít gặp trong các đề thi tuyển sinh.

b) Hướng dẫn phân tích
Ở đây chỉ hướng dẫn phân tích đối với dạng câu hỏi yêu cầu phân tích sộ liệu. Nhìn chung, không có một mâu thuẫn phân tích sổ liệu nhất định nào cả. về nguyên tắc, cần phải chú ý một số điểm sau đây:
- Đối với câu hỏi:
+ Phải đọc kỹ câu hỏi để thấy rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích
+ Phát hiện ra yêu cầu chủ đạo của câu hỏi
+ Tái hiện kiến thức đã học liên quan đến yêu cầu câu hỏi và đến các số liệu đã cho
- Đối với số liệu
+ Phát hiện các mối liên hệ giữa hàng loạt số liệu đã cho, chú ý các giá trị tiêu biểu (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình), nhất là những chỗ đột biến (tăng, giảm đột ngột).
+ Phân tích theo thứ tự: Khái quát trước rồi mới đến các thành phần, cụ thể.
+ Luôn tìm cách so sánh, đối chiếu tổng hợp đối với các số liệu tuyệt đối lẫn số liệu tương đối (%).
- Đối với việc đưa ra nhận xét:
+ Các nhận xét đưa ra phải dựa trên yêu cầu cảu câu hỏi và kết quả xử lý số liệu.
+ Các nhận xét phải sắp xếp theo trình tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, phức tạp đến đơn giản. Tránh trình bày lộn xộn, tiện đâu nói đó.
+ Mỗi nhận xét đưa ra cần có minh chứng cụ thể (số liệu chứng minh).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây