1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
Câu hỏi trang 123. Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau ở Khắp mọi nơi.
Trả lời:
Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Nhưng do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do đó, Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
2. Giờ trên Trái Đất
Câu hỏi trang 124. Trái Đất quay một vòng là 360o trong thời gian 24 giờ. Hãy tính xem một khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến.
Quan sát hình 6.2, hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt.
Trả lời:
Trái Đất quay một vòng là 360
o trong thời gian 24 giờ. Vậy một khu vực giờ rộng: 360 : 24 = 15
o kinh tuyến.
Khu vực giờ số 0 có điểm đặc biệt là: Đây chính là đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.
.
Câu hỏi trang 125
Quan sát hình 6.3, hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì các thành phố Luân-đôn, Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Mát-xcơ-va, Niu Y-óoc là mấy giờ?
Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau.
Trả lời:
Khi Hà Nội 7 giờ thì các thành phố sẽ là:
Luân Đôn: 0 giờ
Bắc Kinh: 8 giờ
Tokyo: 9 giờ
Mát-xcơ-va: 3 giờ
Niu Y-óoc: 19 giờ
Ở các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa diểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Vì mỗi địa điểm thuộc múi giờ khác nhau nên giờ cũng khác nhau.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Câu hỏi trang 126. Quan sát hình 6.5, hãy cho biết:
Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
Trả lời:
Quan sát hình 6.5 ta thấy:
Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động
lệch bên phải so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động
lệch bên trái so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.
1. Luyện tập trang 126
Câu 1. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Trả lời:
Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục... Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Câu 2. Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam?
Trả lời:
Quan sát hình 6.2 ta thấy:
Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7.
Kinh tuyến 105
o là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam
Câu 3. Bài tập tình huống:
Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp).
Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với cơn trai ở Hà Nội là hằng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua intenet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ.
Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con.
Theo em, hai mẹ cơn sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?
Gợi ý: Kẻ bảng theo mẫu sau rồi tô màu ô trống những khoảng thời gian mà mẹ, con bận:
Trả lời:
Tô màu những khoảng thời gian trống mà mẹ, con bận: Các khoảng trống khoanh đỏ cần tô màu (đây là khoảng thời gian mẹ với con bận).