© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài kiểm tra học kì II, Địa Lí 7

Thứ năm - 18/04/2019 22:20
Bài kiểm tra học kì II, môn Địa Lí 7, gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
I. TRẮC NGHIỆM   (4 điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào
A. Á-âu và Thái Bình Dương.                         
B. Á-âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
C. Á, Thái Bình Dương.                                  
D. Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam:
A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.                
B. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
C. Tính chất đồi núi.                                       
D. Tính chất đa dạng, phức tạp.                                             

Câu 3: Địa hình nước ta thấp dần theo hướng:
A. Bắc – Nam.                                                 
B. Đông Bắc – Tây Nam.         
C. Tây Bắc – Đông Nam.                                
D. Tây - Đông.

Câu 4: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt là do nguyên nhân:
A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc.          
B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam.
C. Địa hình đa dạng, phức tạp.                                        
D. Chế độ mưa theo mùa.

Câu 5: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do:
A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến.       
 B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng.             
D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ.

Câu 6: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc:
A. Rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi dưới 15oC.   
B. Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa khô hanh.             
C. Lạnh buốt, mưa rất nhiều.
D. Không lạnh lắm và có mưa.   

Câu 7: Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:
A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.            
B. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.
C. Ảnh hưởng của địa hình.                     
D. Ở Bắc Trung Bộ có nhiều đảo.                                       

Câu 8: Sông nào không phải sông ngòi Nam Bộ?
A. Sông Đà Rằng.               B. Sông Sài Gòn.              C. Sông Tiền.              D. Sông Hậu.

Câu 9: Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở nước ta là:
A. Đất bazan.        B. Đất phù sa.                C. Đất mùn núi cao.               D. Đất jeralit.          

Câu 10: Bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn của nước ta và được hình thành trong giai đoạn:
A. Tiền Cambri.                                             
B. Tiền Cambri và cổ kiến tạo.
C. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.                     
D. Tiền Cambri và Tân kiến tạo.

Câu 11: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu :
A.Tây Bắc- Đông Nam.
B.Vòng cung.
C. Cả A,B đều đúng.
D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 12: Khí hậu Việt Nam mang tính chất:
A.Nhiệt đới gió mùa ẩm.                                
B. Đa dạng  và thất thường.
C.Mưa nhiều và diễn biến phức tạp.              
D. Cả A,B, đều đúng.

13. Loài người xuất hiện trên trái đất vào thời gian nào?
A. Tiền CamBri
B. Cổ kiến tạo
C. Tân kiến tạo
D. Trung sinh

14. Cảnh quan chiếm ưu thế lớn của thiên nhiên nước ta là:
A. Cảnh quan đồi núi
B. Cảnh quan đồng bằng châu thổ
C. Cảnh quan bờ biển
D.Cảnh quan đảo, quần đảo

15: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.                        
B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

16: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?
A. 14 vĩ độ.                  B. 15 vĩ độ.                 C. 16 vĩ độ.                   D. 17 vĩ độ.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? (2 điểm)
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?  (2 điểm)
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: (2 điểm)
Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên (%)
Feralit đồi núi thấp 65%
Mùn núi cao 11%
Phù sa 24%
 a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta?
 b. Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất  nêu trên?
 
 --------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Chọn B A C D A A C A D C C D C A C B

II. Phần tự luận: (7điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm cơ bản của địa hình việt nam
  - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp (0,5đ)
  - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau ( 1đ)
   + Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc- đông nam
   + Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung
  - Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người  ( 0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)
  - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước có khoảng 3200 con sông: nhỏ, ngắn, dốc.(0,5đ)
  - Hướng chảy chính là TB-ĐN và hướng vòng cung (0,5đ)
  - Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70-80% tổng lượng nước.( 0,5đ)
  - Hàm lượng phù sa lớn. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác 0,5đ

Câu 3: (2điểm)
a. Vẽ biểu đồ hình tròn đẹp chính xác (1 đ )
b. Nhận xét nơi phân bố : (1đ)
- Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65%
diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đất phù sa chiếm  tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung  chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.                                                                                                                
 - Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít.      

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây