© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2, môn: Địa lí 9

Thứ bảy - 06/05/2023 22:38
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2, môn: Địa lí 9
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2, môn: Địa lí 9, đề gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án trắc nghiệm (phần in đậm) và hướng dẫn giải.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2 MÔN: ĐỊA LÍ 9
                                                                           
I -TRẮC NGHIỆM :
Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bến cảng Nhà Rồng.                B. Địa đảo Củ Chi.                  
C. Địa đảo Vĩnh Mốc.                  D. Nhà tù Côn Đảo.

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các tỉnh (thành phố) giáp biển của Đông Nam Bộ là
A. Bình Dương và Bình Phước.                                           
B. Tây Ninh và Đồng Nai.
C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.                      
D. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Câu 3 Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là
A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.                    B. thoải, khá bằng phẳng.    
C.thấp trũng, chia cắt mạnh.           D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.

Câu 4 Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. đất badan và đất xám.            B. đất xám và đất phù sa.         
C. đất badan và feralit.                  D. đất xám và đất phèn.

Câu 5 Khí hậu Đông Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa.                 B. cận nhiệt đới gió mùa.            
C. cận xích đạo nóng ẩm.             D. ôn đới lục địa.

Câu 6 Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là
A. titan.                                B. cát thủy tinh.                              
C. muối khoáng.                  D. dầu khí.

Câu 7         Vùng có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ
A. mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.                                      
B. có nhiều ao hồ, đầm.
C. biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.                           
D. các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.

Câu 8     Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là
A. đất đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường.
B. trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
C. tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.                       
D. mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 9        Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là
A. sông Sài Gòn.                           B. sông Đồng Nai.                  
C. sông Vàm Cỏ Đông.                 D. sông Bé.

Câu 10        Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là
A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.                         
B. nguồn lao động dồi dào.
C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.                     
D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 11 Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là
A. là vùng đông dân.                                              
B. mật độ dân số cao nhất cả nước.
C. người dân năng động, sáng tạo.                    
D. có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Câu 12     Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do
A. dân di cư vào thành thị nhiều.                                          
B. nông nghiệp kém phát triển.
C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.                            
D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 13           Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nào sau đây?
A. Công nghiệp – xây dựng.            B. Du lịch.                 
C. Nông – lâm – ngư nghiệp.             D. Dịch vụ.

Câu 14    Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là
A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.                                 
B. dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. chế biến lương thực, cơ khí.                                   
D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 15    Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Bà Rịa.                                  B. Thủ Đức.                           
C. Cà Mau.                                D. Phú Mỹ.

Câu 16      Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.                               
B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.                                    
D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.

Câu 17          Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là
A. TP. Hồ Chí Minh.                 B. Biên Hòa.                        
C. Thủ Dầu Một.                      D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 18     Nhóm cây trồng đóng vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. cây công nghiệp lâu năm.              B. cây lương thực.         
C. cây công nghiệp ngắn ngày.             D. cây hoa quả.

Câu 19   Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi
A. nửa chuồng trại.               B. truồng trại.                  
C. công nghiệp.                   D. bán thâm canh.

Câu 20    Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đấy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. giống.                                B. thị trường.                              
C. vốn đầu tư.                       D. thủy lợi.

Câu 21   Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là
A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.                      
B. tăng sản lượng khỗ khai thác.
C. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy.                    
D. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ.

Câu 22   Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ
A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.                      
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối.      
D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển.

Câu 23    Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan, đất xám bạc màu tập trung với diện tích lớn.  
B. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, thời tiết ổn định, ít gió mạnh.
C. Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ.                           
D. Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp, bằng phẳng.

Câu 24  Về mối liên hệ giữa việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển Đông của Đông Nam Bộ, cần chú ý
A. Tránh rò rỉ, tràn dầu làm ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
B. Đầu tư phương tiện kĩ thuật khai thác hiện đại, tàu thuyền có công suất lớn.
C. Khai thác hợp lí, tránh làm cạn kiệt tài nguyên.              
D. Gắn khai thác với chế biến đề mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Câu 25  Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa.
B. chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước.
C. các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.           
D. mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước.

Câu 26   Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.            
B. Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
C. Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.
D. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 27   Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là
A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc  .
B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.      
D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.

Câu 28     Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là
A. đồ gỗ.                                   B. dầu thô.                
C. thực phẩm chế biến.            D. hàng may mặc.

Câu 29  Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Vũng Tàu.                       B. Hà Nội.                        
C. TP. Hồ Chí Minh.           D. Hải Phòng.

Câu 30  Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.                   
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai.                       
D. TP. Hồ CHí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Câu 31  Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là
A. Công nghiệp dầu khí.                                                              
B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.                                  
D. Công nghiệp chế biến lâm sản.

Câu 32  Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.                
B. hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.                            
D. dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 33  Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là
A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế.
B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.          
C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp.

Câu 34  Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế       .
B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.
C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.                        
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.

Câu 35 Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là
A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn.
B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành.
C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á.       
D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt.

Câu 36 Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía
A. bắc và tây bắc.                      B. nam.                                  
C. tây nam.                               D. đông nam.

Câu 37  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?
A. Long An.                              B. Bến Tre.                                
C. Tiền Giang.                           D. Trà Vinh.

Câu 38   Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đất mặn.                               B. Đất phèn.                             
C. Đất phù sa ngọt.                 D. Đất feralit.

Câu 39  Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là
A. có hai mùa mưa-khô rõ rệt. 
B. mùa khô sâu sắc kéo dài.
C. nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.
D. nguồn nước trên mặt phong phú.

Câu 40  Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  là
A. thoái hóa đất.                 B. triều cường.              
C. cháy rừng                      D. thiếu nước ngọt.

Câu 41  Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là
A. xây dựng hệ thống đê điều.                          
B. chủ động sống chung với lũ.
C. tăng cường công tác dự báo lũ.                                              
D. đầu tư cho các dự án thoát lũ.

Câu 42 Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người
A. Kinh, Khơ – me, Hoa, Chăm.  
B. Kinh, Hoa, Tày, Thái.      
C. Chăm, Mông, Khơ – me, Kinh.     
D. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me.

Câu 43 Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước.               
B. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm.
C. địa hình thấp và bằng phẳng.                                               
D. diện tích đất nông nghiệp lớn.

Câu 44  Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trình độ dân trí thấp.                                                         
B. Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa.
C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn.                           
D. Tỉ lệ dân thành thị cao.

Câu 45 Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Nguồn lao động dồi dào.                                                  
B. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
C.Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt.                  
D. Đem lại nguồn lao động dồi dào.

Câu 46 Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn.         
B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển.
C. Các ao, hồ nước ngọt.                                                
D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước.

Câu 47  Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
A. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
B. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
C. Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú.                            
D. Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng lớn.

Câu 48  Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. cung cấp gỗ và chất đốt. 
B. bảo tồn nguồn gen sinh vật.        
C. chắn sóng, chắn gió, giữ đất.  
D. phát triển du lịch sinh thái.

Câu 49 Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
B. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao câp.
C. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ câu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.

Câu 50  Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sản xuất vật liệu xây dựng.        
B. sản xuất hàng tiêu dùng.          
C. chế biến lương thực, thực phẩm.    
D. cơ khí nông nghiệp.

Câu 51  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ và Bạc Liêu.                  B. Cần Thơ và Long An.           
C. Cần Thơ và Cà Mau.                  D. Cần Thơ và Rạch Giá.

Câu 52  Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kiên Giang.               B. Cà Mau.                     
C. Hà Tiên.                    D. Long Xuyên.

Câu 53 Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau                              B. Cần Thơ.                            
C. Long An.                            D. Sóc Trăng.

Câu 54   Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. vịt.                                     B. bò.                                     
C. cừu                                    D. lợn.

Câu 55  Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. cam, xoài, bưởi.                      B. táo, mơ, mận.              
C. nhãn, vải, thanh long.               D. hồng, đào, lê.

Câu 56  Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là
A. gạo, thủy sản đông lạnh, than.                                  
B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
C. gạo, hoa quả, hàng dệt may.                                      
D. gạo, gỗ, xi măng.

Câu 57  Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đường ô tô.                      B. Đường thủy.                 
C. Đường hàng không.         D. Đường biển.

Câu 58  Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất.            
B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
C. Sản lượng thủy sản lớn nhất.                        
D. Năng suất lúa cao nhất.

Câu 59  Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển           
B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.
C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.                        
D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.

Câu 60  Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm.                                                           
B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển.             
D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.

Câu 61  Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.            
B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ.
C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi.          
D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.

Câu 62 Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì
A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.       
B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.                
D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

Câu 63  Ý nghĩa của việc phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh củ nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
C. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.           
D. Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.

Câu 64  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. An Giang.                    B. Kiên Giang.                  
C. Cà Mau.                      D. Bạc Liêu.

Câu 65  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không tiếp giáp biển?
A. Quảng Ninh.                    B. Vĩnh Phúc.                 
C. Khánh Hòa.                     D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 66 Hai quần đảo xa bờ của nước ta là
A. Hoàng Sa , Thổ Chu.            B. Hoàng Sa, Trường Sa.            
C. Hoàng Sa, Nam Du.             D. Thổ Chu, Cô Tô.

Câu 67  Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là
A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.
B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế               
D. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Câu  68 :Vùng biển của nước ta có 5 bộ phận, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Câu 69  Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh
A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.                           
B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.                  
D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 70  Đảo có đông dân cư sinh sống ở vùng biển nước ta là
A. Cái Bầu.                B. Bạch Long Vĩ.                             
C. Cồn Cỏ.                 D. hòn Chuối.

Câu 71: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
A.Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.           
B.Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
C.Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.               
D.Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy

Câu 72  Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động
A. thể thao trên biển.                B. tắm biển.             
C. lặn biển.                               D. khám phá các đảo.

Câu 73   Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?
A. Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản.        
B. Khai thác và chế biến lâm sản.
C. Khai thác khoáng sản biển.                                   
D. Du lịch biển.

Câu 75  Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?
A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.  
B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản         
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

Câu 76  Cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta vì
A. Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng.               
B. Các loài thủy sản xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn.
C. Các bãi tôm bãi cá lớn của nước ta chỉ tập trung ở vùng biển xa bờ.          
D. Nước ta có phương tiện tàu thuyền hiện đại, công suất lớn.

Câu 77  Bờ biển vùng nào dưới đây có lợi thế hơn cả trong phát triển du lịch biển?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.               
C. Đồng bằng sông Hồng.  
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 78  Thiên tai ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là
A. Sạt lở bờ biển.                           B. Lũ quét                       
C. Hạn hán.                                    D. Bão.

Câu 79  Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là
A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Câu 80  Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nóng quanh năm.              
B. Độ ẩm lớn trên 80%, lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm/năm.
C. Nước ta chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc.                 
D. Vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

Câu 81  Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, không phải vì
A. Hoạt động kinh tế biển đa dạng, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao.
B. Tài nguyên biển có trữ lượng nhỏ và rời rạc, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế.
C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người.          
D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biền – đảo nước ta.

Câu 82: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả:
A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.                                
B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.
C. tác động đến đời sống của ngư dân.                                    
D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Câu 83 : Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc:
A. Bắc Bộ                                                   B. Bắc Trung Bộ                              
C. Đồng bằng sông Cửu Long                   D. Nam Trung Bộ

Câu 84 : Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là:
A. Cát thuỷ tinh                              B. Muối                       
C. Pha lê                                          D. San hô
Câu 85: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là:
A. Chuyển hướng khai thác              B. Bảo vệ san hô          
C. Bảo vệ rừng ngập mặn              D.  Chống ô nhiễm do dầu khí.

Câu 86: Trong quá trình khai thác thuỷ hải sản, không nên đánh bắt ven bờ là do:
A. Cá nhỏ       
B. Cạn kiệt nguồn giống                    
C. Làm ô nhiễm môi trường                       
D.  Ảnh hưởng đến các hoạt động khác.

Câu 87: Tỉnh nào sau đây không có cảng biển?
A. Đà Nẵng                          B. Cần Thơ                                           
C. Vũng Tàu                         D. Quy Nhơn

Câu 88: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là:
A. Dầu, khí                               B. Dầu, titan                            
C. Khí, cát thủy tinh                  D. Cát thủy tinh, muối

Câu 89 : Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là:
A. Dầu khí                                     B. Titan                                      
C. Muối                                         D. Cát thủy tinh

Câu 90 : Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.                          
B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
C. Phòng chống ô nhiễm biển.                                 
D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

II. PHẦN TỰ LUẬN
1) Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:
a. Giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng Đông Nam Bộ.
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông.
- Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn nước ngầm, xây dựng các hồ chứa nước.
- Phòng chống ô nhiễm nguồn nước, giữ gìn sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
b. Giải pháp để để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, trồng thêm các cây có khả năng chịu hạn, chịu mặn…cho năng xuất cao.
- Bố trí mùa vụ hợp lí để hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất mặn, đất phèn, cấp nước cho sản xuất vào mùa khô.
- Chủ động chung sống với lũ, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.

2) Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước:

Cách 1: Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu

Cách 2: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu

Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (%)
* Nhận xét: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Trong cơ cấu sản xuất thủy sản nươc ta Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất: Cá biển khai thác 41,5%, cá nuôi 58,4% và tôm nuôi chiếm 76,7% năm 2002.
* Phân tích:
a/ Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản:
- Có diện tích mặt nước lớn (nước mặn, ngọt, lợ) các loài thủy sản phong phú.
- Khí hậu ấm áp quanh năm.
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường rộng lớn : trong nước và xuất khẩu.
- Nguồn lao động có kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản .
b/ Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu:
- Diện tích mặt nước lợ lớn (vùng ngập mặn, cửa sông) là môi trường cho tôm sinh sống.
- Khí hậu thuận lợi.
- Có nhiều cơ sở chế biến.
- Người dân có kinh nghiệm trong nuôi tôm.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
c/ Những khó khăn trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Thiếu phương tiện đánh bắt xa bờ .
-  Công nghiệp chế biến chất lượng chưa cao.
- Chưa chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.
- Các biến động của  thị trường, các rào cản xuất khẩu của nước ngoài.

3) Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
   - Các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển (tiềm năng, thực trạng).
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
*Tiềm năng:    - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế.
                        - Có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu như tôm hùm, tôm he, tôm rồng.
                        - Có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết…
                        - Trữ lượng hải sản khoảng  4 triệu tấn, cho phép khai thác 1,9 triệu tấn/năm, chủ yếu tập trung ở các vùng biển xa bờ.
* Thực trạng:
- Hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản còn bất hợp lí: sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép, sản lượng đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

2. Du lịch biển-đảo.
* Tiềm năng:
- Tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dưng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
* Thực trạng :
- Một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Du lịch biển mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển. Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác, mặc dù có tiềm năng rất lớn.

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
*Tiềm năng:
- Biển nước ta là nguồn muối vô tận
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu
- Cát trắng ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa) cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh và pha lê.
- Vùng thềm lục địa có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
* Thực trạng:
-Nghề làm muối phát triển lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
- Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Những thùng dầu đầu tiên được khai thác năm 1986, sản lượng khai thác dầu khí tăng qua các năm.
- Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành. Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện và sản xuất phân đạm…

4. Giao thông vận tải biển.
*Tiềm năng:
- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu; một số cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển với nhau và giữa nước ta với các nước khác.
* Thực trạng :
- Hiện cả nước có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ. Có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn
- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.
- Dịch vụ hàng hải cũng được phát triển toàn diện, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây