© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra Địa Lí 10 chương II: Vũ trụ, hệ quả chuyển động của trái đất (Đề 6)

Thứ năm - 17/08/2017 05:43
Câu 1: Hãy phân hoá mùa ở các vùng theo dương lịch?
Câu 2: Ở nước ta thường dùng Âm- Dương lịch. Thì các mùa được tính theo thời gian nào?

Câu 1: Hãy phân hoá mùa ở các vùng theo dương lịch?
Câu 2: Ở nước ta thường dùng Âm- Dương lịch. Thì các mùa được tính theo thời gian nào?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1:

Theo dương lịch sự phân hoá mùa ở các vùng như sau:

- Thời gian mùa ở Bắc bán cầu:

+ Mùa xuân:

- Ngày dài hơn đêm

- Ngày 21/3, ngày và đêm dài bằng nhau

+ Mùa hạ:

- Ngày dài hơn đêm

- Ngày 22/6, có thời gian ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.

+ Mùa thu:

- Ngày ngắn hơn đêm

- Ngày 23/9, ngày và đêm dài bằng nhau

+ Mùa đông:

- Ngày ngắn hơn đêm

- Ngày 22/12, có thời gian ngày ngắn nhất đêm dài nhất trong năm.

+ Thời gian mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

- Ở xích đạo: quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau

- Càng xa xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch lớn.
 

Câu 2: Ở nước ta thường dùng Âm- Dương lịch. Thì các mùa được tính theo thời gian như sau:

- Mùa xuân: Từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) => 5 hoặc 6-5 (lập hạ)

- Mùa hạ: Từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) => 7 hoặc 8 - 8 (lập thu)

- Mùa thu: Từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) => 7 hoặc 8-11 (lập đông)

- Mùa đông: Từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) => 4 hoặc 5-2 (lập xuân)

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây