© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Địa lí 12, Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Thứ bảy - 31/12/2016 04:16
Địa lí 12, Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Công cuộc đổi mới manh nha từ 1979, được xác định & đẩy mạnh từ sau 1986. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
I. Kiến thức trọng tâm:
1) Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:

a/ Bối cảnh:
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
b/ Diễn biến: Công cuộc đổi mới  manh nha từ 1979, được xác định & đẩy mạnh từ sau 1986. Đổi mới theo 3 xu thế:
- Dân chủ hóa đời sống KT-XH.
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
- Tăng cường giao lưu & hợp tác với các nước trên thế giới.
c/ Thành tựu đạt được sau Đổi mới:
                - Thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát được đẩy lùi.
                - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
                - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
                - Cơ cấu kinh tế lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ nét, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
                - Đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

2) Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a/ Bối cảnh:
                - Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu.
                - Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta gia nhập ASEAN từ tháng 7 năm 1995.
                - Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2007
b/ Thành tựu đạt được:
- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực…được đẩy mạnh.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng.

3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
   - Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm giảm nghèo
   - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức.
   - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
   - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
   - Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục …

II. Trả lời câu hỏi và bài tập:
1)  Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:
-Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.
-Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.
-Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.

2) Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH?
-Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
-Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp.
-Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn.
-Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.

3) Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

4) Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
-Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN.
-Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
-Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây