© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Trả lời câu hỏi Địa lí 6, bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Thứ sáu - 14/12/2018 05:08
Trả lời câu hỏi Địa lí 6, bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
Câu 1. Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái  Đất lúc nào cũng chỉ được chiếu sáng một nửa. Do trục Trái  Đất nghiêng và không  đổi phương nên Trái  Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời .
Vào mùa hạ của nửa cầu Bắc, nửa cầu Bắc  chúc về phía Mặt Trời, diện tích nhận  được ánh sáng (ban ngày) lớn hơn diện tích khuất Mặt Trời (ban đêm) nên ngày dài hơn đêm. 
Khi này  nửa  cầu  Nam  là  mùa  đông, diện  tích nhận  được ánh  sáng nhỏ hơn diện tích khuất Mặt Trời nên  đêm dài hơn ngày.  Vào mùa hạ  của nửa cầu Nam, tình hình xảy ra ngược lại: nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm, nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.

Câu 2.  Cho biết sự khác nhau về hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ trên Trái Đất.
Càng xa Xích đạo về phía hai cực, biểu hiện của  hiện tượng ngày, đêm dài ngắn càng rõ rệt.
Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày, đêm dài ngắn như nhau. 

Câu 3.  Vào ngày  22-6  (hạ chí), ánh sáng  mặt  trời chiếu  thẳng góc  vào  mặt  đất ở  vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027'B. Vĩ tuyến đó là chí tuyến Bắc.

Câu 4. Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
Vào ngày 22-6, cực Bắc có ngày dài  24 giờ (không có đêm) còn cực Nam đêm dài 24 giờ (không có  ngày). Ngày 22-12 thì ngược lại, cực Bắc có đêm dài 24 giờ còn cực Nam có ngày dài 24 giờ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây