© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 22. Cơ thể sinh vật

Chủ nhật - 27/11/2022 09:02
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 22. Cơ thể sinh vật
Đặc điểm chung của cơ thể sống: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng là có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được. Nhờ đó mà cơ thể lớn lên và sinh sản.

CHƯƠNG VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Bài 22. Cơ thể sinh vật

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đặc điểm chung của cơ thể sống: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng là có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được. Nhờ đó mà cơ thể lớn lên và sinh sản.
- Cơ thể đơn bào: cấu tạo từ 1 tế bào duy nhất. Ví dụ: Nguyên sinh vật (trùng biến hình, trùng roi,...).
- Cơ thể đa bào: cấu tạo bởi nhiều tế bào kết hợp với nhau thành một cơ thể, các tế bào đóng góp một vai trò nhất định trong sự thống nhất của cơ thể. Ví dụ: Thủy tức, ốc, cá, bò sát, chim, thú,...

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 75)
Hướng dẫn trả lời:
- Các quá trình sống cơ bản của cơ thể: Cảm ứng và vận động, sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, sinh sản.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 77)
Hướng dẫn trả lời:
- Cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván
- Cơ thể đa bào: Em bé, con bướm, cây hoa mai. 

*Câu hỏi hoạt động: (Mục I - Trang 76)
Gợi ý:
1. a) - Vật sống là các cơ thể sống: 2 chú khỉ, em bé, thực vật (cây thân gỗ lớn, cây thân cỏ).
- Vật không sống: Tường, hàng rào.
b) Những đặc điểm giúp các em nhận ra một cơ thể sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như: Cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, bài tiết, hô hấp....

2. - Cơ thể sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn ô tô dùng oxygen để động cơ hoạt động được.
- Nhưng khác là ôtô và xe máy không được xem là một cơ thế sống vì ôtô và xe máy không có những hoạt động sống cơ bản khác như: Dinh dưỡng, sinh sản, cảm ứng hay sinh trưởng,...

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Dựa vào số lượng tế bào tạo nên cơ thể, sinh vật trên Trái Đất được chia thành những nhóm nào? Cho ví dụ.
Gợi ý:
- Căn cứ vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, sinh vật trên Trái Đất dược chia thành 2 nhóm chính là: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Ví dụ:
+ Cơ thể đơn bào: Trùng roi, trùng giày (nguyên sinh vật), vi khuẩn, tảo đơn bào,...
+ Cơ thể đa bào: Thủy tức, con chim, cây hoa hồng,...

Câu hỏi 2: Trong các quá trình sống cơ bản của sinh vật như: Cảm ứng, sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, sinh sản, các quá trình trên diễn ra ở sinh vật sống đơn bào hay đa bào? Vì sao?
Gợi ý:
- Các quá trình trên diễn ra ở cả sinh vật sống đơn bào và đa bào.
- Vì các quá trình trên có ở tất cả các loại tế bào sống. Nên một sinh vật sống dù là sinh vật đơn bào hay đa bào đều phải đảm bảo các tính chất sống của một tế bào.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây