© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT

Thứ năm - 01/12/2022 09:13
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
Phân loại sinh học là sự sắp xếp và phân chia các đối tượng sinh vật thành các nhóm theo những nguyên tác nhất định. Mỗi nhóm sinh vật có tên gọi riêng và được phân định dựa trên những dấu hiệu xác định. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nhóm, người ta lại sắp xếp chúng theo thứ tự hoặc gộp chúng thành những cấp phân loại cao hơn.

CHƯƠNG VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
Bài 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

- Phân loại sinh học là sự sắp xếp và phân chia các đối tượng sinh vật thành các nhóm theo những nguyên tác nhất định. Mỗi nhóm sinh vật có tên gọi riêng và được phân định dựa trên những dấu hiệu xác định. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nhóm, người ta lại sắp xếp chúng theo thứ tự hoặc gộp chúng thành những cấp phân loại cao hơn.
- Phân loại sinh học có thể tìm ra mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật đồng thời có thể xác định được vị trí của chúng trong thế giới sinh vật.
- Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài.
- Hệ thống phân loại giới do Whittaker (Oaitâykơ) và Margulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thành 5 giới:
+ Giới Khởi sinh
+ Giới Nguyên sinh
+ Giới Nấm
+ Giới Thực vật
+ Giới Động vật. 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 86)
Hướng dẫn trả tời:
1. Học sinh có thể sắp xếp các đồ dùng học tập theo từng nhóm:
+ Sách giáo khoa, vở ghi,...
+ Các loại thước: Thước thang, thước đo góc,...
+ Các loại bút: Bút mực, bút chì, bút màu,...
2. Việc phân loại đó giúp ta dễ dàng lấy những cuốn sách, đồ dùng mà ta cần thiết một cách chính xác và không mất nhiều thời gian.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 88)
Hướng dẫn trả lời:
Thế giới sinh vật được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

*Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục III - Trang 89)
Gợi ý:
- Giới Nấm: Hình B, vì nấm là sinh vật đơn bào, hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tứ. Nấm là sinh vật dị dưỡng: Hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh,...
- Giới Thực vật: Hình A, hình C, vì thực vật không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với kích thích từ môi trường, tế bào có diệp lục có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nên là sinh vật dị dưỡng.
- Giới Động vật: Hình D, hình E, hình G, vì động vật có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh với kích thích từ môi trường, có hệ thần kinh và giác quan tế bào là sinh vật tự dưỡng.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Nêu ý nghĩa của việc phân loại sinh vật. Có thể dựa vào những đặc điểm nào để phân loại sinh vật?
Gợi ý:
- Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, vì vậy việc phân loại sinh vật giúp chúng ta có thể: Xác định đúng tên, đúng nhóm phân loại của sinh vật, tìm ra mối quan hệ họ hàng của chúng,...
- Để phân loại sinh vật có thể dựa vào: Đặc điểm cấu tạo tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), mức độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), sinh sản (đẻ con, dẻ trứng),... 

Câu hỏi 2: Cho các sinh vật sau: Trùng giày, tảo lục đơn bào, thủy túc, trùng biến hình, cá chép.
a) Có thể căn cứ vào nhũng đặc điểm nào để phân loại các sinh vật trên.
b) Hãy phân loại các sinh vật dựa trên đặc điểm đã nêu?
Gợi ý:
a) Có thể phân loại các sinh vật trên dựa vào đặc điểm: Mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
b) Phân loại các sinh vật dựa trên các đặc điểm đã nêu:
- Dựa vào mức độ tổ chức cơ thể:
+ Cơ thể đơn bào: Trùng giày, trùng biến hình, tảo lục đơn bào.
+ Cơ thể da bào: Thủy tức, cá chép.
- Dựa vào kiểu dinh dưỡng:
+ Tự dưỡng: Tảo lục đơn bào.
+ Dị dưỡng: Trùng giày, thủy tức, trùng biến hình, cá chép.

Câu hỏi 3: Em hãy viết các bậc phân loại trong hệ thống sinh giới theo trình tự: Từ nhỏ đến lớn và từ lớn đến nhỏ.
Gợi ý:
- Bậc phân loại trong sinh giới các đơn vị được viết theo trình tự từ lớn đến nhỏ là: Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài.
- Bậc phân loại trong sinh giới các đơn vị được viết theo trình tự từ nhỏ đến lớn là: Loài - chi (giống) - họ - bộ - lớp - ngành - giới.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây