© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 27. Vi Khuẩn

Thứ tư - 23/02/2022 10:53
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 27. Vi Khuẩn
Vi khuẩn (vi trùng) là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào, thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Bài 27: VI KHUẨN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM  

- Vi khuẩn (vi trùng) là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào, thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.
- Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, hình sợi,... Kích thước thay đối tùy theo các loại hình và trong một loại hình kích thước cũng khác nhau. So với virus, kích thước của vi khuẩn lớn hơn nhiều, có thể quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học thường chỉ khoảng 0,5-5,0 micromet (µm), mặc dù có loài có đường kính đen 0,3 mm.
- Cấu tạo vi khuẩn gồm: Phần lớn các vi khuẩn đều có thành tế bào là lớp ngoài cùng bao bọc màng tế bào tạo nên hình dạng nhất định, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân chứa thể nhân (cấu tạo nhân đơn giản chưa có màng nhân).
- Chủng sống ở khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng và ở dạng cộng sinh và ký sinh với các sinh vật khác,...Có khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn trong 1g đất và hàng triệu tế bào trong một mililit nước ngọt. Ước tính có khoảng 5x1030 vi khuẩn trên Trái Đất. 

- Vai trò của vi khuẩn:
+ Lợi ích: Vi khuẩn có khả năng cố định nitơ từ không khí, phân hủy chất hữu cơ (xác động vật và thực vật) thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá dầu lửa, bảo vệ da, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chế biến thực phẩm (lên men làm sữa chua, dưa cà muối,...) hoặc ứng dụng trong công nghệ sinh học (làm sạch môi trường nước, sản xuất kháng sinh, sản xuất phân bón....).
+ Tác hại: Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường,…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục II - Trang 93)

Hướng dẫn trả lời:
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản gồm các thành phần sau:
+ Thành tế bào
+ Màng tế bào
+ Tế bào chất
+ Vùng nhân
+ Ngoài ra còn có một số thành phần khác như lông, roi
- Nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong giới sống vì:
+ Chúng có cấu tạo đơn bào
+ Cấu trúc bởi những thành phần cơ bản nhất của tế bào và thực hiện đầy đủ như một cơ thể sống đa bào.

Câu hỏi : (Mục II - Trang 93)

Hướng dẫn trả lời:
- Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên:
+ Vi khuẩn cố định đạm giúp cây trồng có thể sử dụng nguồn nitơ trong không khí.
+ Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải động vật, chất hữu cơ giúp làm sạch môi trường.
+ Hình thành than đá, dầu lửa,...

Câu hỏi: (Mục II - Trang 93)

Hướng dẫn trả lời:
1. Ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người:
+ Bảo vệ da.
+ Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. 
+ Chế biến thực phẩm lên men làm sữa chua, dưa cà muối,...)
+ Ứng dụng trong công nghệ sinh học (làm sạch môi trường nước, sản xuất kháng sinh, sản xuất phân bón...).

2. Khi ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp ăn ngon miệng hơn vì: Vitamin B trong sữa chua giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, với trẻ nhỏ, sữa chua có tác dụng tiêu hóa đường lactose giúp trẻ dung nạp thức ăn tốt hơn.

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 94)

Hướng dẫn trả lời:
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên giúp hạn chế nhiều loại vi khuẩn có hại.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và các vật dụng trong nhà.
- Đeo khẩu trang khi ra đường và đến những nơi có môi trường mầm bệnh.
- Ăn uống lành mạnh không ăn các thức ăn ôi thiu, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Tiêm phòng đầy đủ: Bệnh thủy đậu, sởi, uốn ván, viêm màng não, bệnh zona, quai bị, viêm gan, cúm, ho gà, viêm phối, sởi Đức (Rubella),...
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Câu hỏi: (Mục IV - Trang 94)

Hướng dẫn trả lời:
1. Không nên dùng thức ăn ôi thiu.
Vì các chất do vi khuẩn thải ra làm cho thức ăn khi bị ôi thiu sẽ có mùi rất khó ngửi. Sau khi dùng các thực phẩm này từ 1 - 48 giờ có thể gây nôn ói, ỉa chảy, đau đầu, đau bụng, sốt hoặc nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng như ỉa chảy nhiễm trùng, về lâu dài có thể gây ung thư.
2. Để thức ăn không bị ôi thiu thì cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc ướp mặn thức ăn.

*Câu hỏi hoạt động:
Câu hỏi: (Mục I - Trang 92)

Gợi ý:
Dựa vào đặc điểm hình dạng có thể xếp chúng vào các nhóm:
Hình xoắn: Xoắn khuẩn.
Hình cầu: Liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn.
Hình que: Trực khuẩn, phẩy khuẩn.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Để quan sát kích thước của vi khuẩn người ta dùng bằng vật dụng nào? Vì sao?
Gợi ý:
- Để quan sát vi khuẩn người ta sử dụng bằng kính hiển vi. 
- Vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng l µm, (1 µm = 1/1000 mm), nên không thể quan sát bằng kính lúp,...

Câu 2: Muốn bảo quản một số thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, tôm,... trong thời gian ngắn (trong ngày) không để trong ngăn mát tủ lạnh, người ta có thể bảo quản bằng cách nào khác? Giải thích?
Gợi ý:
- Đối với thực phẩm tươi sống như: Thịt, cá, tôm,...khi không sử dụng phương pháp lạnh thì vẫn có thể bảo quản bằng cách ướp các loại thực phẩm đó trong môi trường ngọt (mật ong, đường,...), giấm ăn, hạt tiêu hoặc môi trường mặn (muối ăn), tùy từng loại thực phẩm để bảo quản hợp lí.
- Giải thích:
+ Trong môi trường ngọt, giấm, hạt tiêu có chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào làm thức ăn không bị hỏng.
+ Muối ăn thành phần chủ yếu là natri clorua (NaCl) nên các tế bào vi khuẩn sẽ mất nước, vì vậy vi khuẩn không thể sống hoặc sinh sản trong môi trường có nồng độ muối lớn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây