I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
Câu hỏi trang 19: Phố cổ Hà Nội trong hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?
Giải:
- Phố cổ Hà Nội và Chùa Cầu (Hội An) là di sản văn hóa.
- Các di sản văn hóa được bảo tồn đến ngày nay vì:
+ Di sản văn hóa là một bộ phận của lịch sử.
+ Thông qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa cần bảo tồn; đề xuất những phương thức, phương pháp bảo tồn bền vững và hiệu quả.
Câu hỏi trang 19: Quan sát Hình 4.4 và cho biết vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn.
Giải:
- Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm-pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.
- Chúng ta phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn vì:
+ Nghiên cứu về Thánh địa Mỹ Sơn sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử của Vương quốc Chăm-pa và đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ và trung đại.
+ Thánh địa Mỹ Sơn hiện là địa điểm tham quan hấp dẫn khác du lịch trong và ngoài nước. Bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn sẽ giúp chúng ta thu được những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ví dụ như: doanh thu từ du lịch; vấn đề sinh kế của người dân địa phương…
II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
Câu hỏi trang 20: Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân, em hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Giải:
- Vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa:
+ Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.
+ Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
Câu hỏi trang 21: Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học được thể hiện trong Hình 4.6 và Hình 4.7.
Giải:
- Hình 4.6: lĩnh vực Du lịch văn hóa.
- Hình 4.7: lĩnh vực Thủ công mĩ nghệ.
- Mối quan hệ giữa ngành Công nghiệp văn hóa đối với Sử học:
+ Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
+ Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
III. Sử học với sự phát triển du lịch
Câu 1 trang 22: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?
Giải:
* Giá trị lịch sử của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
- Thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.
- Giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
- Giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.
- Hệ thống các di chỉ khảo cổ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Làng Cả, Xóm Ren, Gò Mun và các cổ vật được tìm thấy xung quanh núi Hùng như Nha chương, trống đồng, rùi, mũi tên... cho ta thấy một thời đại Hùng Vương rực rỡ và cho thấy rõ nét một nhà nước Văn Lang cổ đại - trung tâm khởi phát của người Việt cổ.
* Giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
- Hướng con người tới chân - thiện - mỹ.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thể hiện sự gắn bó của cộng đồng trong nghĩa “đồng bào”, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc Việt Nam cùng có chung một cội nguồn, chung một dòng máu Lạc Hồng… từ đó có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.
- Trong Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các yếu tố văn hóa tâm linh được tiềm ẩn từ các kiến trúc tín ngưỡng đình, đền, miếu - nơi thờ phụng, thực hành tín ngưỡng đến các nghi lễ rước, tế, lễ vật, phẩm phục, diễn xướng dân gian.
Câu 2 trang 22: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?
Giải:
- Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Ý nghĩa lịch sử của lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh)
+ Là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Là lễ hội tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu.
+ Thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn Thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).
+ Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng niệm về những người con Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân nhưng đã qua đời và những người đã bỏ mình trong lòng biển sâu.
Câu hỏi trang 22: Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Giải:
* Thông tin tư liệu khai thác từ các hình từ 4.10 đến 4.13
- Hình 4.10: Một đoạn Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
+ Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng bằng đất và đá từ thế V TCN cho tới thế kỉ XVI.
+ Công trình này được xây dựng nhằm mục đích phòng ngự, chống lại quân địch của các quốc gia khác và giặc Hung Nô tấn công. Trên hệ thống tường thành được xây nhiều tháp canh. Nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đứng vững trước sự tấn công của giặc ngoại xâm cũng như góp phần bình trị nội loạn.
+ Năm 1897, Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
+ Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành là điểm đến hấp dẫn và thú vị của du khách trong và ngoài nước. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khaonrg 10 triệu du khách tới tham quan, du lịch tại Vạn Lý Trường Thành.
- Hình 4.11: Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước (Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh)
+ Trong khuôn viên ga Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) đang lưu giữ một hiện vật đặc biệt của ngành đường sắt Việt Nam. Đó là chiếc đầu máy Tự Lực số 141-158 - chiếc đầu máy lịch sử gắn liền với công cuộc tái thiết đất nước sau ngày thống nhất.
+ Chiếc đầu máy này được lắp ráp năm 1964 tại Nhà máy xe lửa Nguyễn Văn Trỗi ở Gia Lâm (Hà Nội), theo kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy Mikado nổi tiếng.
+ Từ năm 1996, các đầu máy hơi nước ngừng hoạt động trên các tuyến đường trường, chỉ chở khách du lịch theo yêu cầu và phục vụ vận chuyển nội bộ trong ga với thời lượng thấp.
+ Đến năm 2003, toàn bộ đầu máy hơi nước của Việt Nam chính thức dừng hoạt động.
+ Hiện chiếc đầu máy này được đặt trong một khuôn viên nhỏ trước cổng ga Sài Gòn, ít người qua lại nơi đây để nhìn lại một đầu máy xe lửa lịch sử.
- Hình 4.12. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)
+ Lễ hội chùa Hương (Hà Nội) là một lễ hội lớn, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách và tăng ni, Phật tử tham gia hành hương.
+ Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội du xuân thông thường mà còn có ý nghĩa rất lớn, ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ của Bắc Bộ.
+ Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
+ Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ là để hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người ở mọi chốn cùng nhau hẹn đến một điểm tạo thành một nét đẹp đoàn kết của dân tộc.
- Hình 4.13. Lễ hội Bài Chòi (Bình Định)
+ Lễ hội Bài Chòi là thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam nhân dịp đầu xuân. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du, rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và ra cả miền biển.
+ Bài Chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn thua như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp vui xuân. Người ta đến chơi Bài Chòi cốt để nghe hô Bài Chòi, thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).
+ Ở Bình Định, từ xưa tới nay, thịnh hành ba hình thức Bài Chòi, gồm: Bài Chòi “truyện” có phông màn, có rạp che chắn; Bài Chòi “lớp”/”chiếu” thể hiện ngay trên chiếu, đi khắp các làng mạc miền quê và hội chơi Bài Chòi thường được trình diễn mỗi dịp xuân về.
+ Lễ hội Bài Chòi thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần các khu dân cư, gần chợ, thuận lợi cho mọi người đi dự hội.
+ Sinh hoạt Bài Chòi là môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời giúp bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền.
+ Bài Chòi hiện vẫn được duy trì và thực hành thường xuyên không chỉ ở Bình Định mà ở hầu khắp các tỉnh Nam Trung Bộ. Với những giá trị đặc sắc đó, năm 2014, lễ hội Bài Chòi Bình Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
* Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Du lịch là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa của địa phương, dân tộc.
- Du lịch phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử.
Luyện tập và vận dụng trang 23
Luyện tập 1 trang 23: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa.
Giải:
- Lịch sử văn minh thế giới (tác giả: Vũ Dương Ninh).
- Lịch sử văn minh Ả rập (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).
- Lịch sử văn minh Ấn Độ (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).
- Lịch sử văn minh Trung Hoa (tác giả: Nguyễn Hiến Lê)
- Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam (tác giả: Thùy Linh - Việt Trinh).
- Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử (tác giả: Phan Huy Lê)
Luyện tập 2 trang 23: Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?
Giải:
- Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, ngành du lịch cần phải:
+ Trích một phần doanh thu từ du lịch để dùng vào việc tái đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di tích, di sản.
+ Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
+ Quảng bá hình ảnh của các di tích, di sản đến du khách trong nước và quốc tế.
+ Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Vận dụng trang 23: Hãy cùng một nhóm trong lớp (3 – 5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.
Giải:
(*) Giới thiệu về: thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)
- Tư liệu (tham khảo):
+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là tổ hợp bao gồm nhiều đền tháp Chăm-pa, trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km.
+ Đây là nơi tổ chức cúng tế thần Si-va của các vương triều Chăm-pa. Trong nhiều thế kỉ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm-pa tại Việt Nam.
+ Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại đây đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
+ Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm-pa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.
+ Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngày nay, nơi đây là địa điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.