Mở đầu trang 13. Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Vậy tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử?
Trả lời:
* Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
* Vì sao phải học tập và khám phá lịch sử:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu hỏi trang 14. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy: Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người.
Trả lời:
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
Câu hỏi trang 14. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy: Cho biết trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa?
Trả lời:
- Để giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần:
+ Tôn trọng và có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những thành tựu văn minh tiến bộ của nhân loại để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc
+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành động làm xấu, làm mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống. Ví dụ: tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp dễ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
Câu hỏi trang 15. Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3, hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.
Trả lời:
- Cần phải học tập lịch sử suốt đời, vì:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
- Ví dụ 1: Những kiến thức lịch sử chúng ta được học ở trường phổ thông hiện nay chỉ là một phần nhỏ, cho ta biết những điểm nổi bật trong tiến trình phát triển của nhân loại (nói chung) và của dân tộc (nói riêng). Muốn hiểu biết đầy đủ, ngoài SGK, chúng ta cần phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu tri thức lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, như: các sách chuyên khảo; tạp chí nghiên cứu; phim tài liệu…
- Ví dụ 2: Trước đây, chúng ta thường nhận định rằng, bước tiến hóa từ Người tối cổ thanh Người tinh khôn diễn ra cách ngày nay khoảng 4 vạn năm; hiện nay, thông qua nhiều nguồn sử liệu mới, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định mới rằng: người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm. Hoặc trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trước kia, chúng ta cho rằng “Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước”; tuy nhiên, thông qua các nguồn sử liệu về sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang, chúng ta đã có nhận thức mới rằng: lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho tới hiện nay là khoảng 2700 năm. Như vậy, tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, chúng ta cũng cần không ngừng học tập, tiếp thu tri thức mới.
Câu hỏi trang 16. Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2, hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử.
Trả lời:
- Cách thức sưu tầm, thu thập sử liệu:
+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập
+ Thu thập thông tin thông qua các phương pháp: phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát,quan sát, điền dã.
+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Cách thức xử lí thông tin, tư liệu:
+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá
+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
Câu hỏi trang 17. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.4, hãy: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.
Trả lời:
- Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện ở việc:
+ Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
+ Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
+ Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
Câu hỏi trang 17. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.4, hãy: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.
Trả lời:
- Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thúc đẩy quá trình tan băng ở Bắc cực. Điều này thể hiện ở việc:
+ Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỉ XVIII với việc sử dụng quy mô lớn các nguồn nguyên – nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…), con người đã xả thải ra môi trường một lượng cực lớn các khí thải như: CO2, Metan… Các khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phả xa ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên
+ Ngoài ra, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi của con người theo thời gian cũng tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tác động từ hiện tượng băng tan đối với nhân loại:
+ Hiện tượng băng tan sẽ dẫn đến việc gia tăng mực nước biển, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền. Từ đó, khiến diện tích đất liền bị sụt giảm, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm; đất đai các vùng ven biển bị nhiễm mặn, khó có thể canh tác
+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong…
Luyện tập trang 17. Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
Trả lời:
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
Vận dụng 1 trang 17. Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).
Trả lời:
* Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết
Nội dung câu truyện: Giữa mùa thu năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.
- Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?
- Mọi người đồng thanh đáp: Thưa Bác không ạ!
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:
- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan củ một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?
Người tiếp tục căn dặn: đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung
Nhận xét: Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Nguồn gốc câu truyện và cách thức sưu tầm:
- Nguồn gốc: Câu truyện được dẫn theo sách Bác Hồ kính yêu của nhà xuất bản Kim Đồng.
- Cách thức sưu tầm:
+ Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu
+ Chọn lọc, phân loại thông tin
+ Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện trong sách: Bác Hồ kính yêu với Tập 3 của seri phim tài liệu Khát vọng Hồ Chí Minh – Khát vọng Việt Nam; đối chiếu với các bài báo trên Internet…)
Vận dụng 2 trang 17. Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn học.
Trả lời:
- Ví dụ:
+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích hiện tượng Trái Đất nóng lên
+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích cho em trai hiểu được tục ướp xác của người Ai Cập cổ đại; tục xăm mình của người Việt cổ…