Câu 1. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã khởi xướng phong trào nào sau đây ở Việt Nam?
A. Tìm Mĩ mà đánh.
B. Đông du.
C. Lùng ngụy mà diệt.
D. Hòa bình.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây liên minh chặt chẽ với Mĩ ?
A. Nhật Bản.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. Ai Cập.
Câu 3. Một trong những tác động của xu thế toàn cầu hóa là
A. đưa đến sự tăng trưởng cao.
B. dẫn đến tình trạng bất ổn ở khắp nơi.
C. xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh cục bộ.
D. đưa đến đảo chính quân sự ở mọi nước.
Câu 4. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai với lực lượng chủ yếu là
A. cố vấn Thụy Điển.
B. chính quyền Bảo Đại.
C. quân viễn chinh Mĩ.
D. quân đội Sài Gòn.
Câu 5. Một trong những quốc gia giành độc lập ở khu vực Đông Nam Á trong những năm 50 của thế kỉ XX là
A. Malaixia.
B. Camarun.
C. Cuba.
D. Nam Phi.
Câu 6. Trong những năm 1945-1954, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Chiến dịch Phước Long.
C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nhân dân Việt Nam đã đoàn kết với nhân dân nước nào sau đây ở châu Á?
A. Chilê.
B. Braxin.
C. Campuchia.
D. Cuba.
Câu 8. Trong những năm 1976-1986, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đánh đổ đế quốc và phát xít.
B. Lật đổ chế độ gia đình trị.
C. Đưa nhân dân lên làm chủ.
D. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 9. Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) có chủ trương nào sau đây?
A. Xây dựng nhà nước phong kiến.
B. Thành lập tổ chức Quan hải tùng thư.
C. Dùng bạo lực chống đế quốc xâm lược.
D. Duy trì tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 10. Hội nghị Ianta (2-1945) có nội dung nào sau đây?
A. Liên Xô có phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu.
B. Hà Lan trở thành nước trung lập.
C. Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa.
D. Triều Tiên sẽ thống nhất ngay.
Câu 11. Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Tham gia cao trào kháng Nhật cứu nước .
B. Đấu tranh đòi Mĩ rút hết quân về nước.
C. Bài trừ thế lực của chủ nghĩa khủng bố.
D. Xây dựng hệ thống đường cao tốc hiện đại.
Câu 12. Quốc gia nào sau đây giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong những năm 1950-1973?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Nhật Bản.
D. Liên Xô.
Câu 13. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có hành động nào sau đây?
A. Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo.
B. Đưa quân mọi nước đồng minh tham chiến.
C. Thành lập tổ chức thống nhất châu Âu.
D. Đề ra và triển khai kế hoạch Na va.
Câu 14. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã góp phần
A. củng cố hoà bình trên thế giới.
B. chấm dứt chạy đua khốc liệt về kinh tế.
C. chấm dứt ngay việc đầu tư cho vũ trang.
D. giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 15. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đã
A. không chú trọng phát triển nông nghiệp.
B. tập trung vào ngành công nghiệp vũ trụ.
C. ra sức phát triển công nghiệp hạt nhân.
D. cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh đã đấu tranh chống
A. sự xâm lược của Ai Cập.
B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. sự can thiệp trực tiếp của Libi.
D. nhà nước tư sản Hà Lan.
Câu 17. Trong những năm 1954-1960, nhân dân tỉnh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Bến Tre.
B. Hải Phòng.
C. Hà Nội.
D. Thái Nguyên.
Câu 18. Nông dân Việt Nam bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa trong những năm 1919-1929 do nguyên nhân nào sau đây?
A. Chính sách tăng thuế của của chính quyền thực dân.
B. Sự áp bức và bóc lột của chính quyền Sài Gòn.
C. Sự chống phá của lực lượng Trung Hoa Dân quốc.
D. Chính sách nhổ lúa, trồng đay của phát xít Đức .
Câu 19. Năm 1975, Việt Nam mở chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Chiến dịch Tây Bắc.
Câu 20. Trong những năm 1945-1973, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. Liên minh với các nước Đông Âu.
B. Giúp đỡ tổ chức ASEAN ra đời.
C. Hỗ trợ kinh tế cho các nước thuộc địa.
D. Đa dạng hóa quan hệ với các nước.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là một trong những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế phổ biến.
B. Đa số nhân dân Việt Nam biết chữ.
C. Liên Xô, Trung Quốc công nhận Việt Nam.
D. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
Câu 22. Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định một trong những lực lượng của cách mạng là
A. công nhân.
B. nô lệ.
C. tư sản.
D. địa chủ.
Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của Chính sách kinh tế mới (NEP) đối với nước Nga?
A. Dẫn tới sự độc quyền mọi mặt của nhà nước.
B. Nền kinh tế đất nước dần được phục hồi.
C. Làm cho tư nhân nắm quyền chi phối kinh tế.
D. Đưa đến sự phát triển tự do của nền kinh tế.
Câu 24. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), thắng lợi nào sau đây tạo điều kiện cho Việt Nam chuẩn bị kháng chiến lâu dài?
A. Thắng lợi của Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Thắng lợi ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
D. Chiến thắng Tây Nguyên.
Câu 25. Trong những năm 1939-1945, quốc gia nào sau đây là một trong những lực lượng chủ chốt trong mặt trận Đồng minh chống phát xít?
A. Mĩ.
B. Pháp.
C. Bỉ.
D. Lào.
Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những thay đổi to lớn chủ yếu là do
A. sự tác động và chi phối của trật tự thế giới đơn cực.
B. Liên Xô triển khai chính sách đối ngoại hòa bình.
C. sự giúp đỡ to lớn của các nước thuộc địa và lệ thuộc.
D. thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 27. Trong những năm 1936-1939, điều kiện khách quan nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Chủ nghĩa phát xít chuẩn bị gây chiến tranh.
B. Phong trào dân tộc dân chủ trong nước phát triển.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại nhiều bài học.
D. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sắp bùng nổ.
Câu 28. Trong những năm 1926-1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự truyền bá tư tưởng cách mạng mới.
B. Có sự mâu thuẫn sâu sắc với nông dân.
C. Chính sách đàn áp của chính quyền Sài Gòn.
D. Ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mĩ.
Câu 29. Chiến thắng quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến thắng Tây Nguyên năm 1975.
C. Chiến thắng Ấp Bắc năm 1963.
D. Chiến thắng Xuân Mậu thân 1968.
Câu 30. Nội dung nào sau đây là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Mĩ những năm 1973 - 1991?
A. Hệ thống thuộc địa ổn định lâu dài.
B. Xã hội ổn định, không có mâu thuẫn.
C. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài.
D. Không tham gia chạy đua vũ trang.
Câu 31. Nội dung nào sau đây là cơ sở để khẳng định phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Lực lượng tiên phong trưởng thành hơn về tư tưởng và hành động.
B. Tạo dựng mối quan hệ giữa Đảng tiên phong và quần chúng cách mạng.
C. Rèn luyện đội ngũ cán bộ đầu tiên cho Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Động viên dân chúng tham gia chuẩn bị toàn diện cho cách mạng.
Câu 32. Ở Việt Nam, hoạt động quân sự của thực dân Pháp trong những năm 1953-1954 có điểm gì mới so với những năm 1951-1953?
A. Có sự kết hợp với hoạt động đàm phán để đi đến việc kết thúc chiến tranh.
B. Có sự quyết tâm trong quá trình thực hiện nhằm giành thắng lợi trong chiến tranh.
C. Có sự tham gia nòng cốt của lực lượng vũ trang trong các cuộc hành quân.
D. Có sự kết hợp của tiềm lực trong nước và nước ngoài trong quá trình thực hiện.
Câu 33. Trong thời kì 1954-1975, cách mạng Việt Nam chịu tác động nào sau đây của lịch sử thế giới?
A. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây thay thế xu hướng đối đầu.
B. Tinh thần đấu tranh gìn giữ hòa bình của toàn nhân loại.
C. Các nước thuộc địa vùng lên đánh đổ hoàn toàn bọn thực dân
D. Sự khác biệt về mục tiêu chiến lược của các cường quốc.
Câu 34. Năm 1945, một trong những điểm khác biệt giữa cách mạng tháng Tám ở Việt Nam với cách mạng tháng Mười ở Lào là
A. chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Mác-Lênin.
B. có sự tham gia của lực lượng chính trị và vũ trang.
C. thành công trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. góp phần vào thắng lợi chung của lực lượng dân chủ.
Câu 35. Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm tương đồng nào sau đây so với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn nhưng mang tính thống nhất cao.
B. Xây dựng được khối liên minh công nông của toàn dân tộc.
C. Có mục tiêu đấu tranh chống lại các thế lực bóc lột trong xã hội.
D. Chú trọng tập hợp lực lượng toàn dân tộc trong đấu tranh cách mạng.
Câu 36. Nhận xét nào sau đây đúng về vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên?
A. Xác lập sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới.
B. Chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản trong mọi tầng lớp.
C. Thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến phát triển.
D. Vận động nhân dân thế giới tham gia mặt trận đoàn kết với Việt Nam.
Câu 37. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) và phong trào thi đua yêu nước trong những năm 1951-1953 ở Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Dẫn tới sự thành lập của mặt trận cứu nước mới.
B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới.
C. Thành lập được chính quyền nhân dân ở nhiều địa phương.
D. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng.
Câu 38. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930 chứng tỏ
A. Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành một lực lượng chính trị, xã hội độc lập.
C. Lực lượng cộng sản đã xóa bỏ hết mâu thuẫn trong quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng.
D. Đường lối, phương hướng chiến lược của cách mạng đã được hoàn thiện về lí luận.
Câu 39. Mặt trận Liên Việt có điểm tương đồng nào sau đây so với mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương?
A. Được thành lập trên cơ sở hợp nhất các hình thức mặt trận dân tộc trước đó.
B. Tập hợp đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động kiến quốc, chống thực dân.
C. Có chủ trương giải quyết vấn đề dân sinh dân chủ cho quần chúng nhân dân.
D. Có mối liên hệ mật thiết với Quốc tế cộng sản và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 40. Sự phân hóa, chuyển hóa của các tổ chức tiền cộng sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX cho thấy
A. chỉ có khuynh hướng vô sản mới có thể phát triển trong phong trào dân tộc.
B. các khuynh hướng cứu nước khác nhau không thể cùng tồn tại trong phong trào dân tộc.
C. cần có tổ chức chính trị thống nhất để đưa phong trào dân tộc dân chủ phát triển.
D. lập trường vô sản có ảnh hưởng lớn và đã giành được quyền lãnh đạo phong trào yêu nước.
ĐÁP ÁN
1. B |
2. A |
3. A |
4. D |
5. A |
6. D |
7. C |
8. D |
9. C |
10. A |
11. A |
12. D |
13. A |
14. A |
15. D |
16. B |
17. A |
18. A |
19. A |
20. D |
21. D |
22. A |
23. B |
24. C |
25. A |
26. D |
27. A |
28. A |
29. D |
30. C |
31. A |
32. A |
33. D |
34. C |
35. C |
36. C |
37. D |
38. B |
39. C |
40. C |