© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6 sách Chân trời

Thứ sáu - 29/03/2024 08:15
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6 sách Chân trời, có đáp án.
Câu 1: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là?
A. Sinh vật.            
B. Đá mẹ.                        
C. Địa hình.  
D. Khí hậu.

Câu 2: Thành phần nào sau đây trong đất chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Chất vô cơ.       
B. Không khí.             
C. Nước.            
D. Chất hữu cơ.

Câu 3: Nhóm đất nào sau đây tập trung nhiều ở vùng ôn đới lạnh?
A. Đất đỏ vàng.     
B. Đất đen thảo nguyên.            
C. Đất phù sa sông.     
D. Đất pốt dôn.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?
A. Khí hậu.            
B. Sinh vật.                  
C. Địa hình                   
D. Đá mẹ.

Câu 5: Trên Trái Đất nước mặn thường phân bố nhiều nhiều ở? 
A. Sông.   
B. Hồ                
C. Đầm lầy.                 
D. Đại dương

Câu 6: Trong thuỷ quyển, nước luôn di chuyển giữa?
A. Đại dương, các biển và lục địa.                          
B. Lại dương, lục địa và không khí.
C. Lục địa, biển, sông và khí quyển.                        
D. Lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Câu 7: Lưu vực của một con sông là?
A. Vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.               
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. Chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.               
D. Vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 8: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng cùng lực li tâm của Trái Đất là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Dòng biển.        
B. Động đất.                
C. Sóng biển.   
D. Thủy triều.

Câu 9: Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.
B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.
C. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ.
D. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ..                    

Câu 10: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là 
A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)            
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cẩm Khê (Hà Nội)                                 
D. Cổ Loa (Hà Nội) 

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
 Được tổ chức chặt chẽ                                         
B. Sơ khai, đơn giản.
C. Được tổ chức lỏng lẽo                           
D. Được chia thành 10 bộ.

Câu 12: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc, thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng thể hiện mong muốn gì?
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm .

Câu 13: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là?
A. Trả thù cho chồng.                                              
B. Trả thù cho đất nước            
C. Khôi phục lại thế lực vua Hùng.              
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: “Tôi muốn cưỡi gió đạp sóng, chèm cả kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?" Đây là câu nói của vị anh hùng lịch sử nào?
A. Trưng Trắc                                
B. Trưng Nhị.   
C. Bà Triệu                                           
D. Lê Chân.

Câu 15: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục là?
A. Động Khuất Lão.                                   
B. Cửa sông Tô Lịch                 
C.  Thành Long Biên.  .                               
D. Đầm Dạ Trạch

Câu 16: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến                               
B. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
D. Chống ách đô hộ của nhà Hán                    

B. TỰ LUẬN
Câu 1 ( 1,5 điểm): Con người không phải là nhân tố hình thành đất nhưng con người có ảnh hưởng rất lớn theo hướng tích cực và tiêu cực của đất như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Nước ngọt có vai trò như thế nào đối với sinh hoạt hàng ngày của con người?
Câu 3 (0,5 điểm): Nêu một số cách nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.
Câu 4 ( 1,5 điểm): Dựa vào sơ đồ thời gian bên dưới em hãy:
a. Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của dân tộc ta thời kì bắc thuộc? (1.0 điểm)

b. Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc nhân dân đã làm gì? ( 0.5 điểm)
Câu 5 ( 1.5 điểm): Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:
a. Chiến thắng nào đã đánh dấu sự kết thúc thời kì hơn 1000 năm dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ và mở ra thòi kì độc lập lâu dài cho dân tộc?
b. Trong chiến thắng đó ta đã có kế đánh giặc chủ động và độc đáo ở những điểm nào?
 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6
A.TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm/16 câu)(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A A D D D B B D D B B A D C D A

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1  Những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tích cực và tiêu cực:
+ Hướng tích cực: Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp.
+ Hướng tiêu cực: Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Chặt phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm rửa trôi, xói mòn đất.,...
0,25
0,5
0,75
2 a. Vai trò của nước ngọt đối với sinh hoạt hàng ngày của con người
+ Duy trì sự sống của con người.
+ Cung cấp nước cho các hoạt động hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, sơ chế thực phẩm, vệ sinh đồ dùng, phòng ở…
0,25
0,25
3 Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.
- Tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất.
- Khai thác và sử dụng có quy hoạch nguồn nước ngầm.
- Xử lí rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt đúng quy trình.
- Trồng cây xanh, trồng rừng…

0,25
0,25
0,25
0,25
4 a.  – Mùa Xuân năm 40 Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
- Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu.
- Năm 542 khởi nghĩa Lí Bí. Năm 544 Lí bí lên ngôi, thành lập nước Vạn Xuân.
- Năm 713 khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc nhân dân đã: Lập đề thờ, lấy tên các vị anh dùng đặt tên cho những con đường, trường học.. 0,5
5 a. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 0,5
b. -Chủ động: đón quân xâm lược.
- Độc đáo: + Biết lợi dụng thủy triều lên, xuống.
                  + Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
0,5
0,25
0,25

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây