© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 6 sách Cánh diều (Đề 2)

Thứ bảy - 04/05/2024 04:33
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 6 sách Cánh diều, có đáp án kèm theo.
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Năm 248, Triệu Thị Trinh và anh trai phất cờ khởi nghĩa ở vùng

A. Mê Linh (Hà Nội).
B. núi Tùng (Thanh Hóa).
C. Hoan Châu (Nghệ An).
D. núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến
Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên
Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?”
A. Triệu Quang Phục.
B. Phùng Hưng.
C. Mai Thúc Loan.
D. Lý Bí.

Câu 3. Bao trùm xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.
B. quý tộc người Việt và quý tộc người Hán.
C. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
D. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

Câu 4. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã
A. học chữ Hán và viết chữ Hán.
B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. 
C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

Câu 5. Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở 
A. vùng đầm Dạ Trạch. 
B. thành Đại La.
C. cửa biển Bạch Đằng. 
D. cửa sông Tô Lịch.

Câu 6. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. Khai thác hải sản.
B. Thủ công nghiệp. 
C. Chế tác kim hoàn.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Vương quốc Chăm-pa?
A. Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
B. Ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.
C. Trong xã hội Chăm-pa, vua là” đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.
D. Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa...).

Câu 8. Khoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi 
A. Chăm-pa. 
B. Ấn Độ.
C. Chân Lạp. 
D. Trung Quốc.

Câu 9. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. Nước.
B. Sấm.
C. Mưa.
D. Mây.

Câu 10. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.

Câu 11. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Châu Nam Cực.

Câu 12. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Câu 13. Thổ nhưỡng là gì?
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở
A. Đới ôn hòa và đới lạnh.
B. Xích đạo và nhiệt đới.
C. Đới nóng và đới ôn hòa.
B. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 15. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Á.
B. Trung Á.
C. Bắc Á.
D. Đông Á.

Câu 16. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc.
D. Triều Tiên.

Câu 17. Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có
A. Ánh sáng.
B. Nguồn nước.
C. Không khí.
D. Nguồn vốn.

Câu 18. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
A. Khối khí lục địa.
B. Khối khí đại dương.
C. Khối khí nguội.
D. Khối khí nóng.

Câu 19. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất?
A. Gió mùa.
B. Dòng biển.
C. Địa hình.
D. Vĩ độ.

Câu 20. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa.
B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người.
D. Phòng dịch bệnh.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
 Công cuộc cải cách đất nước của Khúc Thừa Dụ có nội dung và ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.
b) Lấy ví dụ về tác động của con người đã làm cho thiên nhiên thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D 2-A 3-C 4-D 5-C 6-D 7-B 8-C 9-D 10-B
11-D 12-B 13-B 14-C 15-D 16-B 17-D 18-C 19-D 20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1
(2,0
Điểm)
- Nội dung cải cách của Khúc Thừa Dụ:
+ Chia, đặt lại các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
+ Bình quân thuế ruộng cho công bằng, tha bỏ lực dịch.
+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.

0,25
0,25
0,25
- Ý nghĩa của cải cách:
+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục sự phân tán quyền lực.
+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.

0,25
0,5

0,5
2 (3,0 điểm) a) Nước ngọt là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Trong đời sống: Nước ngọt dùng để phục vụ cho việc ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt, nấu ăn,... 
- Trong sản xuất: Nước ngọt đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Ngoài ra nguồn nước ngọt còn dùng trong công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, giao thông vận tải,…
b) Con người tác động vào thiên nhiên làm thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên là
- Thay đổi tích cực
+ Con người sử dụng và cải tạo đất đai khiến cho đất trở nên màu mỡ và phì nhiêu hơn.
+ Con người tăng cường trồng và bảo vệ rừng -> Tăng không gian sống của động vật, bảo vệ đất đai, hạn chế xói mòn, sạt lở đất,…
+ Con người khai thác nguồn năng lượng sạch: thủy triều, gió, Mặt Trời,… hạn chế sử dụng năng lượng than, dầu khí gây ô nhiễm môi trường.
- Thay đổi tiêu cực
+ Con người xả thải nước sinh hoạt, công nghiệp ra sông, biển -> ô nhiễm nguồn nước.
+ Khai thác rừng, đất, nước và khoáng sản quá mức -> Làm suy thoái đất, rừng, nước; cạn kiệt nguồn tài nguyên,…
0,25

0, 5
0,5



1,5




0,75


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây