Câu hỏi trang 89.
1. Những câu thơ trích trong Thiên Nam ngữ lục cho em biết thông tin gì về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
(Thiên Nam ngữ lục, thế kỉ XVII)
Trả lời:
Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Phải trả được mối thù của đất nước
+ Muốn khôi phục, giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên.
+ Trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách.
+ Muốn cống hiến sức mình cho đất nước.
2. Dựa vào lược đồ 18.2, em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Trả lời:
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn
+ Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
3. Tìm những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3.
Đại Việt sử kí toàn tư chép rằng: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, ho một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương…”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I)
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.156-157)
Trả lời:
Những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3: " Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà", " việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"," có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương".
Câu hỏi trang 90. Dựa vào tư liệu 18.5 và lược đồ 18.7, em hãy:
- Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa bà Triệu.
- Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
- Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc
=> Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.
- Những diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
+ Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
+ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
+ Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
+ Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Ý nghĩa:
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của Nhân dân ta và các cuộc khởi nghĩa sau này.
Câu hỏi trang 91.
1. Em hãy nêu những đóng góp của Lý Bí và triều Tiền Lý đối với Lịch sử dân tộc.
Trả lời:
- Những đóng góp của Lý Bí và triều tiền Lý đối với lịch sử dân tộc:
+ Lãnh đạp nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, làm chủ Giao Châu giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 1.000 năm bởi trong thời kỳ Bắc thuộc.
+ Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
2. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí được Quốc sử quán triều Nguyễn nhận định như thế nào qua tư liệu 18.9
“Nam Đế nhà Tiền Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành những đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế, mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này…”
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt
sử thông giám cương mục, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.164)
Trả lời:
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lí Bí được Quốc sư quán triều Nguyễn nhận định qua tư liệu 18.9:
+ Cuộc khởi nghĩa Lí Bí đã biết nắm bắt tới thời cơ kháng chiến, giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta
+ Xây dựng nên nhà nước đầu tiên với chế độ cai trị tự chủ, làm tiền đề phát tích cho nhà Đinh, nhà Lý say này,...
Câu hỏi trang 93. Dựa vào lược đồ 18.10, em hãy trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Trả lời:
Những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
- Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Cuộc khởi nghĩa nổ ra
- Diễn biến:
+ Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện
+ Nhân dân khắp nơi hưởng ứng kể cả Champa, Chân Lạp,...tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
+ Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
+ Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô. => Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).
+ Năm 722, nhà Đường đem quân 10 vạn quân sang đàn áp.
Kết quả: Khởi nghĩa bị dập tắt.
Câu hỏi trang 94.
1. Dựa vào lược đồ 18.12, em hãy tóm tắt những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.
Trả lời:
- Diễn biến của khởi nghĩa Phùng Hưng:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
+ Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.
2. Tại sao nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương.
Trả lời:
Nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương bởi theo quốc tục xưa xưng cha là bố, mẹ là cái. Niên hiệu này nhân dân muốn tỏ lòng biết ơn nhớ tới vị anh hùng đã dũng cảm đứng lên kêu khởi nghĩa, ông tựa như cha mẹ, những người tái sinh ra cho nhân dân ta cuộc sống mới nhà nước đầu tiên với chế độ cai trị tự chủ làm tiền đề phát cho nhà Đinh, nhà Lý say này,...
Luyện tập 1 trang 95. Em hãy nêu những đóng góp chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc.
Trả lời:
- Những đóng góp chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc:
+ Chứng minh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học khởi nghĩa quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Luyện tập 2 trang 95. Dựa vào sơ đồ 18.1, em hãy:
- Tóm tắt kết quả của các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng đến Phùng Hưng.
- Nêu nhận xét của em về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
- Cuộc khởi nghĩa nào mà em ấn tượng nhất? Lí giải sự lựa chọn của em?
Trả lời:
- Kết quả của các cuộc khởi nghĩa:
+ Hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
+ Một số cuộc khởi nghĩa giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn. Ví dụ: khởi nghĩa Hai Bà Trưng; khởi nghĩa Lý Bí; khởi nghĩa Phùng Hưng…
- Nhận xét tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta:
+ Sôi nổi, bền bỉ, quyết liệt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Em ấn tượng nhất với khởi nghĩa Hai Bà Trưng vì: cuộc khởi nghĩa này đã mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước của người Việt đồng thời thể hiện sự can đảm, mưu trí của người phụ nữ Việt Nam.
Luyện tập 3 trang 95. Em hãy hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính của khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân theo mẫu bên dưới.
Thời gian |
Sự kiện |
Mùa xuân năm 542 |
? |
Mùa xuân năm 544 |
? |
Tháng 5-545 |
? |
Năm 550 |
? |
Năm 602 |
? |
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
Mùa xuân năm 542 |
Lí Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa |
Mùa xuân năm 544 |
Nước Vạn Xuân được thành lập |
Tháng 5-545 |
Triệu Quang Phục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương |
Năm 550 |
Triệu Quang Phục xưng Vương |
Năm 602 |
Nhà Tùy đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân bị sụp đổ. |
Vận dụng 4 trang 95. Giả sử em đang học một ngôi trường mang tên một trong những vị anh hùng chống Bắc thuộc, hãy viết thư cho một người bạn để kể về câu chuyện của vị anh hùng đó.
Trả lời:
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2023
Lan thân mến, đã lâu rồi mình không viết thư cho nhau nhỉ? Dạo này cậu khỏe không? Việc học hành có vất vả không? Từ ngày chuyển đến Hà Nội, tớ được nhận học tại trường THCS Bà Triệu.
Hôm nay tớ sẽ kể cho cậu nghe về một vị anh hùng chống Bắc thuộc mà tớ yêu thích. Đó là Bà Triệu. Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh hay Triệu Quốc Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta hồi bấy giờ vô cùng tàn bạo. Nhân dân ta bị cưỡng bức phải đi kiếm các thứ như hương thơm, hạt trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi nộp cho vua Ngô. Chế độ bóc lột này làm cho tài sản người Việt Nam ngày càng kiệt quệ, đời sống ngày càng điêu đứng. Triệu Quốc Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô ngay từ khi còn trẻ tuổi. Bà đã quyết hy sinh hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp cứu nước. Với chí lớn ấy, từ năm 19 tuổi, bà đã cùng anh tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu, nhân dân khắp huyện Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa của bà và Triệu Quốc Đạt bùng nổ vào nǎm 248 và được nhân dân trong quận Cửu Chân hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dân tộc ta nói chung, vùng đất Thanh Hóa nói riêng rất tự hào đã sinh ra vị nữ Anh hùng đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc.
Thư đã dài rồi, mình dừng bút tại đây. Hi vọng cậu sau khi đọc được lá thư này sẽ hồi âm lại mình, kể cho mình nghe những điều thú vị mà cậu gặp được.
Bạn thân
Mỹ Lệ