© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Chủ nhật - 28/01/2024 23:25
Giải Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - Trang 140.

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Câu hỏi trang 140. Dựa vào hình 1, em hãy:

- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.
- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi A1, A2. A3.
- So sánh của các điểm B1, B2, B3, C.
- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, theo em nên đi theo sườn D1-A2 hay sườn D2-A2. Vì sao?
Trả lời:
- Các đường đồng mức có khoảng cao đều 100m.
- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi A1, A2, A3: A1 < A3 < A2
- So sánh của các điểm B1, B2, B3, C: B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).
- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2. Dù đường này dài hơn nhưng các đường đồng mức cách xa nhau chứng tỏ địa hình cung đường này thoải, đỡ dốc hơn nên việc leo núi sẽ dễ dàng hơn.
 

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản

Câu hỏi trang 140. Căn cứ vào hình 2, em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào?
- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh

Trả lời:
- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồng bằng, sông, hồ. Cụ thể bao gồm: Đỉnh Ngọc Linh, Sông Xê Xan, Cao nguyên Plây Ku, Cao nguyên Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk, Sông Đồng Nai, Đồng bằng ven biển miền Trung.
- Đỉnh Ngọc Linh cao hơn 2500m.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây