© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài kiểm tra cuối học kì 2, môn Lịch Sử 7

Thứ bảy - 08/05/2021 09:37
Bài kiểm tra cuối học kì 2, môn Lịch Sử 7, gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
I.TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1:  Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:
A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.
D. củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 2: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao?
A.Nho giáo.                                                    B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.                                                   D. Thiên chúa giáo.

Câu 3.Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận  địa đánh quân xâm lược Xiêm là:
A.Sông Bạch Đằng                           C.Rạch Gầm-Xoài Mút
B.Sông Như Nguyệt                         D.Chi Lăng –Xương Giang.

Câu 4.Trong 5 ngày đêm ,Quang Trung đã quét sạch ……quân Thanh.
A. 26 vạn                   B.  27 vạn                  C. 28 vạn                   D. 29 vạn.

Câu 5: Vua Quang Trung dung chữ gì để làm chữ viết chính thức cho đất nước?
A. Chữ Hán.         B. Chữ Nôm.      C. Chữ Nôm và chữ Hán.        D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 6. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã ban hành:
A. Chiếu khuyến khích kinh tế.                 B. Chiếu phát triển đất nước.
C. Chiếu khuyến nông.                                D. Chiếu lập học.

Câu 7. Năm 1815,nhà Nguyễn đã ban hành luật 
A.Hồng Đức             B.Gia Long           C.Hình luật              D.Hình thư.        
  
Câu 8. Điền vào chỗ chấm:
Dưới thời Nguyễn ,nước ta chia làm …………….
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.               C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc.            D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.
Cột A Ghép nối Cột B
1. Hạ thành Quy Nhơn 1 với…
2 với…
3 với…
4 với…
A. 1777.
2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong B. 1773.
3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm C. 1789.
4. Đánh tan quân xâm lược  Thanh D. 1785.

B.TỰ LUẬN :  (7điểm)
Câu 1.(4điểm) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào?Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?
Câu 2.(3điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
........................................

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 9
Đáp án D A C D
Câu Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 1B,2A,3D,4C
Đáp án B C B A
B/ Tự luận: (7điểm)
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(4đ)
*Vua Quang Trung  đã đại phá quân Thanh (năm 1789):
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.
- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.
- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long.
* Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ dậu vì:
- Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng. 
- Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân ta thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện và giành chiến thắng vào dịp Tết Kỉ Dậu
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,5
1,5

Câu 2
(3đ)
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội.
- Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc của các nước phương Tây.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây