© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam (1945 - 1975)

Chủ nhật - 08/04/2018 00:23
Chống giặc ngoài trong năm đầu sau cách mạng tháng tám.
+ Tình hình bọn đế quốc trên đất ta như thế nào?
 
Chúng tuy đông nhưng gồm có hai khối chính (khối Mỹ - Tưởng ở miền Bắc và khối Anh - Pháp ở miền Nam). Giữa chúng có điểm thống nhất là muốn bóp chết cách mạng Việt Nam, nhưng có những mâu thuẫn không thể điểu hòa.
 
Chủ trương của ta thế nào?
 
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hoá chúng ra, rồi dùng một chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc để loại bỏ dần chúng và tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng (còn gọi là chính sách hoà để tiến).
 
Trước phải tạm hòa với Tưởng để chống Pháp, sau mới tạm hoà với Pháp để đuổi Tưởng và tay sai.
 
Tại sao phải tam hòa với Tưởng trước?
 
Sở dĩ như vậy vì tương lai Pháp là kè thù nguy hiểm nhất, Chúng đang có âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp định lợi dụng thế mạnh hơn ta lúc đầu về quân sự, nhanh chóng chiếm lại toàn bộ nước ta. Vì vậy, ta phải kháng chiến chống Pháp trước. Còn quân Tưởng vào nước ta với danh nghĩa là quân đồng minh tước khí giới quân Nhật, ta có đuổi ngay cũng không được.

+ Những chủ trương và biện pháp của ta nhằm giải quyết khó khăn về đối ngoại trong năm đầu tiên sau Cách mang tháng Tám?
 
Có hai thời kỳ nhỏ:
a. Tạm hòa với Tưởng ở miền Bắc để kháng chiến chống Pháp ở trong Nam (từ 2/9/1945 - 6/3/1946). Cụ thể: Để có thể tạm hòa với Tưởng ta phải nhân nhượng chúng: nhưng nhân nhượng có nguyên tắc. Ta vạch ra hai nguyên tắc: Nguyên tắc một là cái gì sang nhất thì nhường chúng, còn cái gì quyển nhất phải thuộc ta. Nguyên tắc hai là chỉ hòa với chúng ở Trung ương, còn ở cơ sở từ tỉnh trở xuống, chính quyền và quần chúng phải hoàn toàn thuộc về ta. Thực hiện nguyên tắc này ta tìm cách tiêu diệt hết bọn tay chân của chúng ở cơ sở để vô hiệu hoá bọn phản động ở Trung ương.
 
Đến đầu năm 1946, tình hình trong nước và thế giới có những biến chuyển mới, cả Tưởng và Pháp đểu gặp khó khăn. Pháp muốn ra miền Bắc nhưng chưa đủ lực lượng, lại vấp phải sự chống đối của quân Tưởng và của ta. Ngược lại, cuộc nội chiến lần thứ ba của Trung Quốc sắp nổ ra. Tưởng sẽ phải kéo quân về chống đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì thế, chúng đã bắt tay nhau ký với nhau Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/2/1946, với nội dung:
 
- Về phía Pháp, sẽ nhường cho Tướng một số quyền lợi kinh tế ở Đông Dương và trả lại cho Tưởng mảnh đất tô giới của Pháp có ở Trung Quốc.
 
- Để đổi lại, Tưởng đồng ý để cho Pháp vào Bắc Việt Nam thay quân Tưởng tước khí giới của Nhật. Việc này được Mỹ đồng ý.
Tình hình đã thay đổi, nếu ta giữ nguyên chủ trương như cũ là bảo thủ. Ta đã ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 nhằm đập tan âm mưu của chúng. Nội dung chính của Hiệp định là:
 
- Chính phủ Pháp phải thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nhưng có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, kinh tế tài chính riêng và nền ngoại giao riêng nằm trong liên bang Đông Dương và nằm trong khối liên hiệp Pháp.
 
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng ý để cho quân Pháp được vào Bắc Việt Nam thay quân Tường tước khí giới của Nhật, nhưng chỉ được vào với số lượng 15 nghìn quân và chỉ được đóng một số nơi nhất định do hai bên quy định, mỗi năm phải rút bớt 1/5 số quân trên, rút đến đâu quân đội Việt Nam thay đến đó. Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ ở Nam Bộ để chờ sẽ có một hội nghị chính thức bàn về vấn đề độc lập của Việt Nam.
 
Ý nghĩa: Ký được Hiệp định Sơ bộ là một thắng lợi to lớn của ta. Ta đã mượn bàn tay quân Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước mà không tốn một viên đạn nào. Ta vẫn giữ được độc lập chủ quyền, có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị thêm lực lượng trước khi bước vào một cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.
 
b. Tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng và tay sai (6/3/1946 - 1.9/12/1946):
 
Ký xong Hiệp định Sơ bộ, ở miền Nam quân Pháp phải ngừng bắn tại chỗ, đồng bào miền Nam có hòa bình, có điều kiện phát triển thêm lực lượng. Trên miền Bắc, quân Pháp kéo vào, quân Tương rút về, bọn tay sai của Tưởng vội vã chuồn theo. Chính quyền ta tự nhiên trở nên trong sạch. Một số nơi do chúng chiếm như Lào Cai, Việt Trì, Sơn Tây... tự nhiên được giải phóng. Quân Pháp vào đóng ở một số nơi quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nam Định, Vinh... Âm mưu của chúng là chờ khi có thêm viện binh chúng sẽ dùng chiến thuật vết dầu loang nhanh chóng chiếm lại toàn bộ nước ta. Sau khi ổn định, chúng bội ước trì hoãn không chịu mở hội nghị chính thức để bàn về độc lập của ta. Ta đấu tranh quyết liệt đòi chúng phải mở hội nghị chính thức tại Pháp. Hội nghị trù bị được mở ra ở Đà Lạt nhưng không kết quả gì vì thái độ ngoan cố và trịch thượng của Pháp. Ta tiếp tục đấu tranh, chúng buộc phải đồng ý mở hội nghị chính thức tại Pháp. Song để làm giảm uy tín hội nghị, chúng không để họp ở Pari mà đưa về Phôngtennơbơlô (một thị trấn nhỏ ở ngoại ô Pari).
 
Kết quả: Lập trường đôi bên vẫn không gì khác trước. Hội nghị tan vỡ, đoàn ta bỏ về, nguy cơ chiến tranh xích lại gần. Để cứu vãn tình thế, Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, với nội dung: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đảm bảo vẫn giữ nguyên các quyển lợi về kinh tế cho những kiều dân Pháp đang sống ở Việt Nam. Hai bên phải ngừng ngay mọi hành động khiêu khích, xung đột để chờ sẽ mở lại hội nghị chính thức vào đầu năm 1947.

Ý nghĩa: Với Bản Tạm ước này, ta đã kéo dài thêm thời gian hòa hoãn ít nhất được 4 tháng. Song do bản chất ngoan cố và hiếu chiến cộng vói dã tâm quyết xâm lược nước ta một lần nữa, Tạm ước chưa ráo mực chúng đã phản bội. Chúng liên tiếp gây ra khiêu khích, xung đột với ta. Nghiêm trọng nhất là những ngày đầu tháng 12/1946. Chúng cho quân bắn vào công an ta ở cảng Hải Phòng, tàn sát dân thường ở Lạng Sơn, Quảng Ninh và dã man nhất là ở phố Hàng Bún ở Hà Nội (chiều ngày 17/12/1946). Ngày 18/12/1946 chúng gửi tối hậu thư cho ta buộc ta phải đầu hàng. Đến đây ta không thể nhân nhượng được nữa. Ngày 19/12/1946, Đảng đã triệu tập Hội nghị toàn quốc tại làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông để phân tích tình hình và quyết định phát động toàn dân đứng lên tiến hành một cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. kết thức thời kỳ đấu tranh hơn một năm sau Cách mạng tháng Tám chủ yếu bằng phương pháp hòa bình.
 
Tóm lại, sau Cách mạng tháng Tám, nước ta có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều khó khăn, thậm chí những khó khăn tưởng chừng như không sao chống đỡ nổi. Song nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Hồ Chủ tịch và nghị lực phi thường của nhân dân, nhờ những chính sách đổi nội đúng đắn, những chính sách ngoại giao mềm dẻo linh hoạt và sách lược, cứng rắn về nguyên tắc ta đã loại bỏ được hàng loạt kẻ thù. Cuối cùng, trên đất ta chỉ còn một mình thực dân Pháp với số lượng quân không đông lắm.
 
Nước Pháp đang kiệt quệ sau chiến tranh, hậu phương của chúng lại cách xa ta một vạn sáu ngàn cây số, ta lại có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị thêm lực lượng và chủ động bước vào cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước sa như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnit về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây