© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Thứ năm - 07/12/2017 04:36
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai.

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.

Câu hỏi. Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX?
 
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ:

- Số lượng: giai cấp công nhân ở Mĩ, Đức, Anh, Pháp phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân những nước này đã lên tới hàng triệu người, số lượng công nhân tham gia đấu tranh đông đảo, điển hình là cuộc đấu tranh ở Mĩ ngày 1-5-1886, hơn 350.000 công nhân đình công, biểu tình, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.

- Qui mô: các cuộc đấu tranh có qui mô lớn.

- Phạm vi: ở tất cả các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

- Tính chất: Các cuộc đấu tranh nổ ra quyết liệt, có mục tiêu rõ ràng: đòi ngày làm 8 giờ.
 
Câu hỏi. Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
 
Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).

Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).

Ở Mĩ: ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ. Đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
 
Câu hỏi. Vì sao sau thất bại của công xã Pa-ri (1871), phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển?
 
Vì số lượng và chất lượng công nhân tăng nhanh cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
 
Mác, Ăng-ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào.
 
Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
 
Câu hỏi. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là gì?
 
Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời.
 
Câu hỏi. Lập bảng về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX theo mẫu sau:
 
Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX. Nguyên nhân Quy mô Hình thức đấu tranh Mục tiêu Kết quả
 
- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản sâu sắc.
- Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân.
- Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
Công nhân ở tất cả các nước tư bản Âu-Mĩ. Bãi công, biểu tình (có tổ chức). Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
 
Thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
 
2. Quốc tế thứ hai (1889-1914).

Câu hỏi. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai?
 
Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
 
Câu hỏi. Quốc tế thứ hai được thành lập như thế nào?
 
Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
 
Câu hỏi. Ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế thứ hai?
 
Đại hội Pa-ri 1889 có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, nó khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.
 
Câu hỏi. Quốc tế thứ hai hoạt động như thế nào?
 
Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chù yếu dưới hình thức các đại hội. Hoạt động của Quốc tế thứ hai trải qua hai giai đoạn: từ 1889 đến 1895 và từ 1895 đến 1914.
 
- Giai đoạn thứ nhất (: 889-1895): Ăng-ghen lãnh đạo. Quốc tế thứ hai thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
 
- Giai đoạn thứ hai (1895-1914): Ăng-ghen mất. Quốc tế thứ hai bị chia rẽ, xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản, đẩy quần chúng nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc.
 
Câu hỏi. Quốc tế thứ hai có vai trò như thế nào?
 
Từ năm 1889 đến 1895, dưới sự lãnh đạo cua Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế.

Kiên quyết dấu tranh với các khuynh hướng cơ hội, phát động quần chúng đấu , tranh hợp pháp, đòi cải thiện đời sống công nhân, tăng lương, giảm giờ làm...
 
Câu hỏi. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
 
Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy công nhân, nông dân các nước vào cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
 
Câu hỏi. Lập bảng so sánh về tư tưởng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ hai?
 
Tiêu chí so sánh Thái độ đối với giai cấp công nhân Thái độ đối với giai cấp tư sản
Chủ nghĩa Mác Đấu tranh bảo vệ, bênh vực quyền lợi công nhân. Kiên quyết đấu tranh chống giai cấp tư sản
Chủ nghĩa cơ hội Xa rời quyền lợi của công nhân. Thỏa hiệp và bắt tay với giai cấp tư sản

II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 – 1907.

1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
 
Câu hỏi. Trình bày vài nét về cuộc đời và hoạt động của Lê-nin?

V.I.Lê nin (1870 - 1924) là tên bí danh hoạt động cách mạng của Vla-đi-mia I lich U-li-a-nốp, sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã hoạt động chống Nga hoàng. Năm 1893 ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm mác-xít ở đây (mầm mống đầu tiên của chính đảng vô sản). Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.
 
Câu hỏi. Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?.

Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
 
Đảng, Công nhân xã-hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản).
 
Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
 
Câu hỏi. Ý nghĩa việc thành lập Đảng kiểu mới (Đảng Bôn-sê-vích)?
 
Mở ra một giai đoạn mới trong phong trào công nhân Nga và thế giới:
 
Lần đầu tiên giai cấp công nhân có một chính Đảng có đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh tất thắng chống giai cấp tư sản, Lê-nin là người đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời của Đảng kiểu mới.
 
2. Cách mạng Nga 1905-1907.
 
Câu hỏi. Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc cải cách nông nô ở Nga 1861?
 
Kết quả cuộc cải cách nông nô ở Nga 1861 tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga, nhưng kết quả còn hạn chế vì nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu còn tồn tại.
 
Câu hỏi. Đầu thế kỉ XX tình hình nước Nga như thế nào?
 
Đầu thế kỉ. XX nước Nga trở thành một đế quốc phong kiến quân phiệt, Mâu thuẫn giai cấp đặc biệt gay gắt và phức tạp. Ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, còn mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc tư sản với nông dân, giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa.
 
Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, tiền lương giảm sút...
 
Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị xã hội Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
 
Câu hỏi. Cuộc cách mạng (1905-1907) diễn ra trong bối cảnh nào?
 
Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ cuối 1904 phong trào phản chiến đã nổ ra khắp nơi. Khắp nước Nga vang lên khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ” lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905-1907.
 
Câu hỏi. Vì sao cuộc đàn áp đẫm máu của Nga hoàng lại làm bùng nổ phong trào cách mạng mạnh mẽ khắp cả nước?
Thức tỉnh nhân dân Nga không còn ảo tưởng về lòng tốt của Nga hoàng, bộc lộ bản chất phản động của Nga hoàng...
 
Câu hỏi. Cách mạng 1905-1907 do ai lãnh đạo?
 
Do giai cấp công nhân Nga lãnh đạo, đứng dầu là Lê-nin vả Đảng Bôn-sê-vích.
 
Câu hỏi. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính về Cách mạng 1905-1907 ở Nga theo nội dung: Thời gian, diễn biến, kết quả.
 
Thời gian Diễn biến chính Kết quả
9-1-1905 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (Nga hoàng). Bị đàn áp đẫm máu
 
5-1905 Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến Thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo
6-1905 Thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa Các đơn vị hải lục quân cũng nổi dậy
12-1905 Khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơ-va Thất bại
 
Câu hỏi. Vì sao cuộc cách mạng 1905-1907 được gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
 
Nó làm nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản, đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng do giai cấp vô sản lãnh dạo.
 
Câu hỏi. Nguyên nhân thất bại của cách mạng 1905-1907?
 
- Do khối liên minh công nông chưa vững chắc.

- Quân đội chưa ngả hẳn về phái cách mạng.

- Thế lực Nga hoàng còn mạnh, lại được sự giúp đỡ của các nước đế quốc Tây Âu.
 
Câu hỏi. Ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905-1907?
 
Đối với nước Nga: cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc trong diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917.
 
Đối với quốc tế: có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì “châu Á thức tỉnh”.
 
Câu hỏi. Cách mạng 1905-1907 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới?
 
Bài học: Cách mạng 1905-1907 đã để lại bài học quý giá:
 
+ Cách mạng muốn thành công phải biết tổ chức, tập hợp, đoàn kết được các tầng lớp nhân dân (công nhân, nông dân, ,thợ thủ công, binh lính...).
 
+ Phải kiên quyết đấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến, chế độ tư sản, xây dựng chế độ mới của dân, do dân, vì dân.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây