© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

Thứ bảy - 09/03/2019 11:38
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (Thời sơ -trung kì trung đại)
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Vào cuối thế kỷ V, do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội Tây Âu có những biến đổi lớn: Bộ máy nhà nước của đế quốc Ro-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô được chia cho quý tộc, nông dân công xã nên tạo thành những tầng lớp mới trong xã hội.
Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô - tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc-man và quan lại người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
- Quan hệ giữa hai giai cấp: nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa, lãnh chúa là những người chủ các vùng ruộng đất rộng lớn. Quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành ở Châu Âu.
 
2. Lãnh địa phong kiến
* Lãnh địa: là một khu đất rộng lơn mà quý tộc tược đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô.
- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
- Quyền lực của lãnh chúa trong lãnh địa có quyền sở hữu tối cao ruộng đất, có quyền đặt ra các loại tô, thuế. Ngoài ra, lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần..
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa
+ Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực và đói nghèo.
- Lãnh chúa bắt nông nô xây dựng dinh thự, thành lũy kiên cố cho mình, đồng thời bắt nông nô phải cày cấy ruộng đát, nộp tô thuế nặng nề vì phải chịu phụ thuộc về mọi mặt, không được rời khỏi lãnh địa.
- Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa.
+ Kĩ thuật canh tác: lạc hậu, thô sơ.
+ Quan hệ sản xuất: lãnh chúa bóc lột nông nô.
+ Nền kinh tế hầu như hoàn toàn mang tính tự túc.
 
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Sau một thời gian tồn tại và phát triển chậm chạp, đến các thế kỉ X - XII trong các lãnh địa số lượng sản phẩm thủ công tăng lên, nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng khác nhau càng ngày càng cấp thiết, một sổ thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa, rủ nhau tụ tập ở những nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất và mua bán. Những vùng này ngày càng đông đúc, ngành nghề đa dạng: từ đó các thành thị ra đời và ngày càng được tổ chức quy củ.
- Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương dân. Họ đã thành lập các phường hội để sản xuất một cách tập trung hơn và trao đổi hàng hóa được chủ động hơn, không chỉ để lấy sản phẩm thủ công mà còn để lấy lương thực đưa từ các lãnh địa đến. Xã hội phong kiến Tây Âu ngày càng phát triển.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây